7 món ăn tưởng là của Mỹ nhưng lại không phải của Mỹ
- 15/03/2018
- ẨM THỰC THẾ GIỚI
- ẩm thực Mỹ, ẩm thực Ý, Editor picks, Mỹ
Hầu hết những gì chúng ta nghĩ là những món ăn tinh túy của Mỹ như bánh mì kẹp thịt, thịt nướng, và thịt gà chiên thì hoàn toàn không phải của người Mỹ nghĩ ra.
[rpi]
1. BÁNH HAMBURGER ĐẾN TỪ HAMBURG, ĐỨC
Theo kênh History Channel, Hamburgers có thể được biết đến như là một thực phẩm chủ lực của Mỹ cho đến nay, nhưng câu chuyện nguồn gốc của chúng bắt đầu từ sự phát triển gia súc ở Hamburg, Đức vào thế kỷ 12. Ở đó, các món ăn làm từ thịt được gọi là frikadellen hay buletten.
Trong đỉnh cao của thế kỷ 19, tình trạng bất ổn về chính trị đã khiến nhiều người Đức di dân sang Mỹ, họ mở “beergardens” phục vụ thịt bò nướng cắt khúc Hamburg, và Hamburg được biết đến là nơi có loại thịt hảo hạng.
Bánh hamburger tìm đường vào thị trường trong Hội chợ Thế giới ở Louis năm 1904. Nơi đó, nó được giới thiệu như một loại thực phẩm hoàn toàn mới cùng với kem và kẹo bông.
2. KHOAI TÂY CHIÊN CỦA BỈ VÀ PHÁP
Nguồn gốc thực sự của khoai tây chiên đã gây ra rất nhiều tranh cãi, nhưng chắc chắn món ăn này không phải của Mỹ. Theo National Geographic, những ngư dân Bỉ trong thế kỷ 20 đã sử dụng khoai để chiên khi thời tiết quá lạnh.
Các nhà sử học về lương thực khác cho rằng, các quán ăn đường phố Pháp đã bán khoai tây chiên vào đầu những năm 1780, được gọi là “pommes frites”. Trong trường hợp này, Thomas Jefferson được cho là người đưa khoai tây chiên vào Mỹ.
3. CÔNG THỨC BAN ĐẦU CỦA SỐT CÀ CHUA LÀ TỪ TRUNG QUỐC
Theo National Geographic, sốt cà chua gắn với tên tuổi doanh nhân Pennsylvania H.J. Heinz, nhưng ý tưởng về một loại thực phẩm lên men thực sự xuất phát từ chữ Trung Quốc hay gọi là ‘kê-tsiap’, vốn là nước sốt cá đã lên men.
Công thức làm sốt cà chua được người Anh học được vào thế kỷ 18, nhưng thường sử dụng các thành phần như nấm, óc chó, hàu, hoặc cá cơm.
Công thức sốt cà chua đầu tiên bao gồm cà chua đã được sản xuất bởi nhà làm vườn James Mease của Mỹ, nhưng nó thiếu giấm hoặc đường. Cho đến năm 1876, khi H.J. Heinz đã đưa ra một phương pháp mới an toàn hơn để bảo quản cà chua, đó là “Heinz ketchup”, do đó loại nước sốt cà chua như chúng ta biết đã được ra đời.
4. BÁNH TÁO CÓ NGUỒN GỐC Ở ANH
Theo American Pie Council, Bánh táo của người Mỹ là một món ăn nổi tiếng, nhưng các công thức để nấu món bánh được cho là do những người Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, thời trung cổ, ở Anh, món ăn này đã rất phổ biến. Sau đó, nó được biết đến với cái tên “pyes” với phần vỏ gọi là “coffyns”, thường có nhân thịt. Theo The Culture Trip, công thức làm bánh trái cây đầu tiên của Anh được phát minh ra trong thế kỷ 16 thời Elizabethan. Mặc dù, chúng được chế biến mà không sử dụng đường.
5. MACARONI VÀ PHO MÁT CÓ THỂ XUẤT PHÁT TỪ CUỐN SÁCH NẤU ĂN THỜI TRUNG CỔ Ý
Theo Thomas Jefferson Foundation, Thomas Jefferson được cho là đã phát minh ra mì ống và pho mát sau khi ông đưa ra một chiếc máy làm macaroni từ một chuyến đi đến châu Âu, nhưng ông không phải là người đầu tiên đưa ra ý tưởng đó.
Macaroni xuất phát từ Ý với tên gọi là “maccheroni”, tại thời điểm đó, nó là một thuật ngữ chung để nói về mì ống. Những gì được cho là công thức ban đầu làm ra mì ống cùng với nước sốt phô mai được tìm thấy trong cuốn sách giáo khoa thế kỷ 14 – “Liber de Coquina”. Cuốn sách cho là đã được viết bởi một tác giả người Ý.
6. NGƯỜI CANADA PHÁT MINH RA BƠ ĐẬU PHỘNG
Nhiều ý kiến đã cho rằng, George Washington Carver là người phát minh ra bơ đậu phộng. Theo The National Peanut Board, câu chuyện về nguồn gốc thực sự bắt đầu từ những người Inca và Aztec cổ đại đã biết nghiền đậu phộng thành một hỗn hợp để ăn. Marcellus Gilmore Edson ở Montreal, Canada đã được cấp bằng sáng chế bơ đậu phộng năm 1884. Đến nay, phương pháp sản xuất bơ đậu phộng của Mỹ được cấp bằng sáng chế cho Dr. John Harvey Kellogg năm 1895.
7. NGUỒN GỐC THỰC SỰ CỦA THỊT XÔNG KHÓI ĐẾN TỪ THỜI CELTS CỔ ĐẠI
Theo các nhà nghiên cứu học ở Marymount College, thời đế chế La Mã, thịt xông khói được biết đến như là món ăn được ăn kèm với quả sung. Nhà sử học về lương thực, ông Ken Albala cho rằng, người La Mã đề cập đến việc Celtic chữa bệnh bằng thịt xông khói. Có bằng chứng cụ thể cho thấy một bác sĩ người Hy Lạp thế kỷ thứ 6 gọi là Anthimus đã gửi đến toà án của Theuderic, thảo luận vấn đề về thịt lợn muối của họ tốt cho sức khỏe như thế nào. Người La Mã rất giỏi trong việc làm xúc xích, nhưng thịt xông khói, hầu hết đều cho rằng nguồn gốc là của người Celt.
Ảnh: Internet
Kim Oanh | Wanderlust Tips | Cinet