Đi tìm nguồn gốc tháng Ramadan của người Hồi Giáo

Tháng Ramadan của người Hồi giáo năm nay đã bắt đầu vào ngày 13/4. Vậy ngày lễ này là gì? Tại sao người Hồi giáo lại nhịn ăn vào thời gian này? Wanderlust Tips sẽ cùng độc giả đi tìm nguồn gốc và ý nghĩa tháng Ramadan của người Hồi giáo.

[rpi]

NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG THÁNG RAMADAN

Tháng Ramadan được biết đến như là tháng nhịn ăn hay tháng ăn chay của những người theo đạo Hồi. Ramadan là tên gọi tháng thứ 9 trong âm lịch Ả Rập, bởi vậy theo dương lịch sẽ thay đổi từng năm, không có ngày thống nhất. Năm 2021, Ramadan diễn ra từ ngày 13/4 đến hết ngày 12/5, tròn 30 ngày.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Đi tìm nguồn gốc tháng Ramadan của người Hồi giáo

Về nguồn gốc của ngày lễ, chuyện kể rằng nhà tiên tri Mohammed trong một lần giảng kinh cho các đệ tử đã khuyên họ nên nhịn ăn để tránh các thế lực tà ác xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, những người Hồi giáo trưởng thành sẽ nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn. Sau đó, quá trình nhịn ăn này sẽ được bù đắp với một bữa ăn lớn vào buổi chiều tối gọi là iftar.

Trong suốt một tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Hồi trong thời gian ban ngày đều thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc… Tuy nhiên, tháng Ramadan được miễn trừ cho người đang ốm, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi và những người đang du lịch nước ngoài mà quốc gia đó không công nhận đạo Hồi là quốc giáo.

Ngoài ra, một số quốc gia theo đạo Hồi cũng có điều luật rằng học sinh nhỏ tuổi, binh lính và người lao động nặng nhọc không cần thực hiện Ramadan.

KHOẢNG THỜI GIAN Ý NGHĨA

Người Hồi giáo tin rằng, Ramadan là cách giúp họ rèn luyện thể chất và tinh thần, chống lại những cám dỗ và thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với thánh Allah.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Đi tìm nguồn gốc tháng Ramadan của người Hồi giáo

Với những người theo đạo Hồi, việc thực hành tháng Ramadan giúp họ có được sự cảm thông với những người nghèo khổ. Việc nhịn ăn giúp họ thấu hiểu nỗi thống khổ của cái đói, cái nghèo, từ đó biết yêu thương và bảo vệ những đồng môn bất hạnh trong xã hội.

Mỗi buổi chiều trong tháng Ramadan, người Hồi giáo thường tổ chức những bữa ăn từ thiện ở nơi công cộng. Những người nghèo mang theo cả con cái đến những nơi này, sau đó ngồi vào bàn ăn một cách trật tự. Chỉ đến khi loa từ các giáo đường vang lên và đọc xong câu nguyện thì mọi người mới bắt đầu ăn uống.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips | Đi tìm nguồn gốc tháng Ramadan của người Hồi giáo

Hơn thế, Ramadan là cơ hội để người ta thực hiện tu tập về mặt ý chí, học cách tiết chế những ham muốn cá nhân, chống lại cám dỗ vật chất, thuận lợi cho việc sau này lên thiên đàng. Không chỉ có đạo Hồi mà nhiều tôn giáo khác cũng đồng ý rằng cám dỗ vật chất, những thứ bên ngoài thỏa mãn lòng tham con người là động lực thúc đẩy những tội lỗi ở loài người. Vì vậy, bước đầu tiên để kiềm chế ham muốn cá nhân chính là biết kiểm soát việc ăn uống của mình.

Điều này còn trở nên quan trọng hơn bởi tại các quốc gia Ả Rập, nơi nào cũng có sa mạc và thời tiết vô cùng khô nóng nhưng suốt một ngày trong tháng Ramadan, không ai được động đến một giọt nước.

Người đạo Hồi coi trọng tháng Ramadan đến mức ở một số quốc gia, kể cả những người đạo Hồi và những người ngoại đạo nếu bị bắt gặp ăn uống ở nơi công cộng vào ban ngày có thể bị xử phạt, thậm chí tống giam.

Ảnh: Internet

Wanderlust Tips | Cinet