Chất liệu văn học dân gian trong 4 tác phẩm âm nhạc Việt
Những năm gần đây, bức tranh âm nhạc Việt Nam trở nên đa dạng, nhiều màu sắc hơn rất nhiều bởi sự lên ngôi của chất liệu văn hoá, văn học dân gian. Việc áp dụng các yếu tố truyền thống vào sản phẩm âm nhạc một cách khéo léo đã đưa văn học tới gần hơn với đời sống xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.
Để hòa quyện giữa âm nhạc hiện đại với văn hóa dân gian, truyền thống, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái tâm và cái tầm. Cái tâm là để khai thác một cách đúng đắn, tinh tế, còn phải có cái tầm để khiến nó trở nên thu hút, không bị giáo điều, khô khan.
Cân đo đong đếm hết những yếu tố trên không phải là điều dễ dàng, nhưng đã có không ít nghệ sĩ đã làm được và thành công, một trong số đó không thể không kể đến Hoàng Thuỳ Linh, Đức Phúc, Chi Pu và Bích Phương. Họ là những đại diện cho thế hệ trẻ trong việc truyền bá văn hoá dân tộc mạnh mẽ và tạo sức ảnh hưởng thông qua âm nhạc.
Cùng Wanderlust Tips điểm qua 5 tác phẩm âm nhạc lấy cảm hứng từ chất liệu văn học dân gian, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
“Bánh trôi nước” – Hoàng Thùy Linh
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng sontrích bài thơ “bánh trôi nước – thi sĩ hồ xuân hương
“Bánh trôi nước” có thể coi là dự án mở đầu, tiên phong cho việc sử dụng chất liệu văn học dân gian vào các tác phẩm âm nhạc của các nghệ sĩ Việt.
Bánh trôi nước được Hoàng Thùy Linh lần đầu mang lên trình diễn tại The Remix 2016 trong đêm thi về chủ đề World Music. Nhận được sự yêu mến của khán giả, nữ ca sĩ quyết định thực hiện một dự án hoành tráng để thay cho lời cảm ơn. Bánh trôi nước vốn chỉ là một bài thơ vỏn vẹn 4 câu của bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Qua bàn tay phù phép của nhạc sĩ Hồ Hoài Anh, bài thơ quen thuộc với nhiều người Việt Nam được phổ nhạc và khoác lên mình một chiếc áo mới.
Với “Bánh trôi nước”, nữ ca sĩ gốc Hà Thành dường như đem đến một thể nghiệm vừa lạ lẫm, vừa gần gũi và hiếm có ở Vpop: thơ + EDM + dân ca, kể lại một câu chuyện trừu tượng về thân phận người phụ nữ Việt Nam.
Bên cạnh sử dụng chất liệu văn học dân gian vào lời và ý nghĩa bài hát, trong Music Video (MV) “Bánh trôi nước”, Hoàng Thùy Linh còn đưa chúng ta đi khắp Việt Nam, từ núi non hùng vĩ, cho đến hoa cỏ, hang động, sông nước nên thơ, hay những cánh rừng hoang sơ.
Thời trang cũng là một yếu tố quan trọng giúp Hoàng Thùy Linh tỏa sáng với sản phẩm lần này. Hàng chục bộ trang phục khác nhau mang phong cách Á Đông, đặc biệt là quê hương Việt Nam. Toát lên một Hoàng thùy Linh vừa hiện đại, vừa truyền thống trong “Bánh trôi nước”.
“Hết thương cạn nhớ” – Đức Phúc
Đức Phúc cũng không là một ngoại lệ khi thử sức với thể loại văn học – lồng ghép câu chuyện “Chí Phèo” của Nam Cao vào tác phẩm âm nhạc “Hết thương cạn nhớ”.
Trong nguyên tác của “Chí Phèo”, tác phẩm văn học với nhân vật chính là người đàn ông khốn khổ Chí Phèo và người phụ nữ được mệnh danh là “người đàn bà xấu nhất làng Vũ Đại” ngày ấy – Thị Nở. Hai con người đại diện cho tầng lớp dưới đáy của xã hội phong kiến, bị chà đạp, bóc lột đến thay thay đổi, tha hóa tâm tính, để rồi nhận kết cục bi thảm.
Tuy MV “Hết thương cạn nhớ” vẫn giữ bối cảnh làng quê Bắc Bộ quen thuộc, nơi có những khu chợ nghèo, căn nhà mái lụp xụp, ruộng đồng, ụ rơm bó rạ, khói phủ như sương, nhưng cốt truyện được thay đổi khi khi nhân vật trung tâm ở đây lại là Lý Cường – con trai lão Bá Kiến (đại diện cho tầng lớp bóc lột), cùng câu chuyện tình tay ba giữa anh và Chí Phèo, Thị Nở.
Một lần nữa, các tác phẩm văn học được lồng ghép trong các tác phẩm âm nhạc, đem lại hiệu ứng bất ngờ, sự đón nhận nhiệt tình từ khán giả.
“Anh ơi ở lại” – Chi Pu
“Anh ơi ở lại” có thể nói là một trong những tác phẩm thành công nhất của Chi Pu tính tới thời điểm hiện tại nhờ giai điệu bắt tai cùng hình ảnh đậm màu dân gian Bắc Bộ cũng như nội dung mới lạ. Cụ thể, Chi Pu và ê-kíp đã khai thác và kể lại câu chuyện “Tấm Cám” dưới góc nhìn của nhân vật phản diện: Chi Pu đã vào vai Cám – nhân vật vẫn luôn được biết đến với tính cách ích kỷ, cùng mẹ tìm cách hãm hại Tấm.
“Tấm Cám” là một câu chuyện cổ tích Việt Nam thuộc thể loại truyện cổ tích thần kì. Câu chuyện phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình, đặc biệt là mối quan hệ mẹ kế – con chồng; cuộc đấu tranh giữa cái thiện thắng cái ác của người Việt Nam.
Cám vẫn biết yêu và bất chấp làm mọi thứ để có được hạnh phúc cho cuộc đời mình. Tuy nhiên, chính vì sự bất chấp và ghen tức khi chứng kiến việc Tấm được nhà vua chọn làm vợ mà Cám đã tìm cách để hãm hại người chị. Cho đến cuối cùng, Cám vẫn không có được hạnh phúc cho riêng mình.
Tương tự như “Hết thương cạn nhớ” của Đức Phúc, “Anh ơi ở lại” sử dụng bối cảnh làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những đình làng cổ, cung điện của nhà vua cùng như trang phục, đạo cụ tái hiện đúng cuộc sống thời bấy giờ. Tác phẩm âm nhạc này được coi là bước ngoặt trong sự nghiệm của Chi Pu, thu hút sự yêu thích đông đảo của khán giả một phần nhờ tới cốt truyện ý nghĩa, gắn liền với tuổi thơ bao thế hệ người Việt.
“Để Mị nói cho mà nghe” – Hoàng Thùy Linh
Hoàng Thuỳ Linh có thể được xem là một trong số những nghệ sĩ Việt đã đưa văn hoá dân tộc vào các sản phẩm âm nhạc một cách thành công và tạo được hiệu ứng rộng rãi nhất. Tác phẩm âm nhạc “Để Mị nói cho mà nghe” nằm trong album “Hoàng” phát thành năm 2019, đem về thành công lớn cho nữ ca sĩ với nhiều giải thưởng danh giá: giải thưởng Bài hát của năm và Video âm nhạc của năm (Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến 2020); Top 10 ca khúc được yêu thích nhất, Bài hát hiện tượng (Làn Sóng Xanh 2020).
Được ra mắt trước thềm kỳ thi THPT Quốc gia 2019, “Để Mị nói cho mà nghe” đã tạo nên một cơn sốt, đưa tên tuổi Hoàng Thuỳ Linh lên một tầm cao mới. Trong tác phẩm, Hoàng Thuỳ Linh hóa thân thành nhân vật Mị – nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm văn học “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài. Trong truyện, Mị là một cô gái người Mông, luôn cố gắng thoát ra khỏi sự kìm kẹp, khát khao được sống tự do, sống hạnh phúc. Cuối cùng, sau bao sóng gió, cô cũng được hạnh phúc bên A Phủ, chàng nông dân cũng phải chịu nhiều bất công trong quá khứ.
Trong MV, Hoàng Thùy Linh đưa khán giả lên những rẻo cao vùng Tây Bắc, thăm nếp nhà của đồng bào Mông, khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống, tham gia ngày hội xuân, trải nghiệm những điệu nhảy, trò chơi, phong tục nơi đây.
Tất cả những hình ảnh, chi tiết hay thậm chí chính lời bài hát trong “Để Mị nói cho mà nghe” đều được lồng ghép khéo léo với các chi tiết trong “Vợ chồng A Phủ”, giúp người xem có cảm xúc vô cùng gần gũi, thân quen. Nhờ có “Để Mị nói cho mà nghe”, khán giả đặc biệt là các bạn trẻ đã dần quan tâm và dành nhiều sự chú ý hơn cho những tác phẩm văn học dân gian đang dần bị rơi vào quên lãng như “Vợ chồng A Phủ”.
Bạn yêu thích hay ấn tượng với tác phẩm âm nhạc, MV nào nhất? Cùng chia sẻ cho Wanderlust Tips nhé!
Ảnh: Internet
Wanderlust Tips | Cnet.
Vẽ tranh kiếng - Nghề lưu giữ nét xưa tại An Giang
[…] kế đến là tranh trang trí phòng khách và tranh treo cửa buồng. Những câu chuyện dân gian Thoại Khanh – Châu Tuấn, Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga, Nàng út ống […]