Đi dọc châu Âu theo dấu quái vật của Frankenstein

(#wanderlusttips #Frankenstein #Geneva) Bạn thích một tour du lịch ngắm cảnh, nghỉ dưỡng, khám phá hay một tour đi theo nhân vật kinh dị hư cấu của hai thế kỷ trước? Nếu lựa chọn cuối cùng là của bạn, thì hãy đến những điểm sau để tìm kiếm nơi đã khai sinh ra những ý tưởng cho cuốn tiểu thuyết kinh dị nổi tiếng này.

[rpi]

Đã 200 năm trôi qua kể từ ngày một nhóm thanh niên trẻ nước Anh tụ tập trong một biệt thự nhìn ra hồ Geneva và dọa nhau bằng những câu chuyện ma. Trong đó có nữ văn sĩ Mary Shelley – tác giả của tiểu thuyết kinh dị ám ảnh nhiều thế hệ “”Frankenstein hay là Prometheus thời hiện đại.” Câu chuyện về quái vật của Frankenstein không những ám ảnh bạn đọc nhiều thế hệ mà còn trở thành nhân vật trong rất nhiều bộ phim như một tạo vật lỗi đáng sợ khi con người muốn soán ngôi tạo hóa. Lần theo những chi tiết trong câu chuyện, người đọc sẽ được du ngoạn khắp châu Âu mang theo nỗi ám ảnh đó.

Wanderlust_tips_di-doc-chau-au-theo-dau-quai-vat-cua-Frankenstein-1 (9)
Bức tượng Frankie – con quái vật mà Frankenstein tạo ra tại Geneva.

Quái vật trên quảng trường Plainpalais, Geneva, Thụy Sĩ

Theo tiểu thuyết của Mary, Geneva là nơi anh trai của nhà khoa học Victor Frankenstein, William bị sát hại. Con quái vật gớm ghiếc cao 2m4 này đang sải bước trên quảng trường Plainpalais với khuôn mặt méo mó, kì dị, tóc lơ thơ và những vết rách chằng chịt như kéo khóa trên ngực. Đôi mắt hắn đang hướng về phía công viên Salève nơi có những đứa trẻ đang vô tư chơi ván trượt hay đi xe đạp BMX.

Ngày nay, nơi đây là nơi thu hút du khách tới để chiêm ngưỡng tạo vật kì dị mà trí tưởng tượng của thiếu nữ 18 tuổi Mary Shelley đã sản sinh ra.

Wanderlust_tips_di-doc-chau-au-theo-dau-quai-vat-cua-Frankenstein-1
Gương mặt gớm ghiếc của Frankie ám ảnh nhiều thế hệ độc giả.

Người đã thúc đẩy Mary bắt đầu câu chuyện kinh dị của riêng mình chính là nhà thơ Anh nổi tiếng Lord Byron, người đã gửi bản thảo đầu tiên của cuốn sách tới nhà xuất bản với lời ghi chú “tác phẩm khá hay của một cô gái 18 tuổi”.

Tour Frankenstein quanh Geneva dẫn bởi nhà sử học Cyrille Wohlschlag với chi phí 140USD một người.

Triển lãm ở Fondation Martin Bodmer

Wanderlust_tips_di-doc-chau-au-theo-dau-quai-vat-cua-Frankenstein-1 (1111)
Một trong những thư viện lưu trữ sách hiếm lớn nhât thế giới.

Fondation Martin Bodmer tọa lạc tại đồi Cologny, Geneva – một trong những thư viện lớn nhất thế giới lưu giữ những cuốn sách hiếm đã tổ chức một buổi triển lãm để kỷ niệm 200 năm ngày ra đời cuốn tiểu thuyết của Mary. Triển lãm kéo dài tới 9/10/2016, mở cửa từ 2-6 giờ chiều, giá vé vào cửa cho người lớn là 15USD, trẻ em 10USD.

Các bức chân dung, tranh, những ấn bản đầu tiên và cả những bản thảo được trưng bày nhằm tái hiện lại bối cảnh ra đời cuốn tiểu thuyết kinh dị đầy ám ảnh.

Theo giáo sư David Spurr từ trường đại học Geneva – người giám kiểm của triển lãm – cho biết, mùa hè năm 1815 núi lửa Tambora ở Indonesia phun trào với sức công phá được ví như 800 triệu tấn TNT đã gây chấn động lịch sử nhân loại, và tro núi lửa làm nguội bầu khí quyển gây ra một hiện tượng thời tiết dị thường: không có mùa hè đến 3 năm sau đó.

Từ hồ sơ khí tượng của Thụy Sĩ cho biết, năm 1816, năm Mary bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết của mình, nhiệt độ dao động trong tháng 6 là từ 10-12 độ C. Trên cây sồi không có lấy một chiếc lá.

Thời tiết xấu khiến cho những thanh niên Anh trong đó có Byron và Mary nghĩ ra những cách giải trí riêng. Byron thì tìm tới Villa Diodati tọa lạc trên đỉnh ngọn đồi Cologny còn Mary ở trong ngôi nhà nhỏ tại Montalegre, cách mặt hồ 10 phút đi bộ. Điều đó đưa đẩy đến sự gặp gỡ để ý tưởng của cốt chuyện được khởi phát.

Villa Diodati – nơi phát khởi ý tưởng về Frankenstein

Ngày nay, biệt thự này thuộc sở hữu tư nhân với xung quanh là vườn cây được chăm chút tỉ mỉ, thi thoảng có mở cửa cho du khách hiếu kỳ ghé thăm.

Wanderlust_tips_di-doc-chau-au-theo-dau-quai-vat-cua-Frankenstein-1 (1)
Thời tiết khắc nghiệt và quái đản đã giữ chân những bạn trẻ người Anh trong ngôi biệt thự này, trong đó có nhà thơ Byron và cô gái trẻ Mary.

Cây bu lô, thông, chanh mọc đan xen trong mùi hương thơm ngát của vườn hồng, oải hương và những bụi cây sả.

Các bụi nho dại mọc quanh ngọn đồi, như 200 năm trước, xa xa là dãy núi Jora nhìn ra hồ Geneva. Những khu vườn này vẫn khơi gợi cảm hứng như xưa trong quá khứ.

Wanderlust_tips_di-doc-chau-au-theo-dau-quai-vat-cua-Frankenstein-1 (2)
Căn biệt thự nhìn ra hồ Geneva và núi Jura.

Bối cảnh nảy sinh ý tưởng diễn ra trong biệt thự này. Khi các thanh niên trẻ tuổi đọc những câu chuyện ma của Đức dưới ánh nến mờ tỏ. Và thách thức nhau sáng tạo ra những câu chuyện kinh dị của riêng mình. Đó chính là lúc ý tưởng của cô gái trẻ 18 tuổi về việc điều gì sẽ xảy ra nếu một nhà khoa học có thể dùng dòng điện tạo ra sự sống.

Vào thời kỳ đó, những thử nghiệm này gây sự giận giữ, rúng chuyển trong cộng đồng.

Xung quanh khu vực này cũng có những nơi xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết của Mary như tu viện từ thời Francis- được mô tả trong truyện như là trường học cấp II mà Frankenstein đã theo học.

Wanderlust_tips_di-doc-chau-au-theo-dau-quai-vat-cua-Frankenstein-1 (3)
Tu viện nơi được mô tả trong tiểu thuyết của Mary như một trường học thời niên thiếu của nhân vật chính.

Năm 1803, Giovanni Aldini, một nhà khoa học người Ý người nổi tiếng với thử nghiệm truyền dòng điện qua một người bị treo cổ trước những khán giả London. Khán giá gào rú khi chứng kiến quai hàm và chi của cái xác bắt đầu chuyển đông khi dòng điện chạy qua.

Cuốn sách của Mary được xuất bản thành công và được đón nhận rộng rãi xong không đề tên tác giả vì nhà xuất bản lo ngại rằng, lượng bạn đọc sẽ sụt giảm khi biết tác giả cuốn sách ám ảnh này mới chỉ 18 tuổi.

Điều gì đã truyền cảm hứng cho cô gái 18 tuổi: Lâu đài đổ nát, ngôi làng Frankenstein hay cuốn sách của Francois Felix Nogaret

Wanderlust_tips_di-doc-chau-au-theo-dau-quai-vat-cua-Frankenstein-1 (4)
Khung cảnh ngôi làng mang tên Frankenstein – nơi có thể Mary đã đi qua dọc theo tuyến đường trở về London.

Frankenstein – cái tên đồng nghĩa với nỗi khiếp sợ – thực ra cũng là tên một ngôi làng ở Pfalz, cách sông Rhine 40km về phía Tây, thuộc Đức.

Chưa đầy 100km về phía đông bắc của ngôi làng, bờ bên kia của dòng sông Rhine là lâu đài Frankenstein ở gần Darmstadt, nơi sinh ra nhà giả kim Johann Conrad Dippel, người sau này đã tiến hành các thử nghiệm trên cơ thể con người.

Wanderlust_tips_di-doc-chau-au-theo-dau-quai-vat-cua-Frankenstein-1 (8)
Lâu đài Frankenstein với vẻ ngoài cũ nát đầy ám ảnh.

Từ Thụy Sĩ, Mary đi tàu về Anh trên dòng sông Rhine và có thể đã đi qua hai địa danh này. Tuy vậy, không ai biết chắc được điều đó.

Giáo sư Spurr đưa ra một giả định khác, trong đó có đề cập tới cuốn sách của Francois Felix Nogaret “The Mirror of True Events” (Tấm gương phản chiếu những sự kiện có thật) xuất bản năm 1790. Trong cuốn sách, một nhà phát minh tên là Frankestein tạo ra những người máy tự động tặng cho một giai nhân, người ví anh như là thần Prometheus.

Rất có khả năng là tác giả Francois Felix Nogaret đã ở Pfalz (nơi có ngôi làng Frankeinstein) hoặc Darmstadt (nơi có lâu đài Frankenstein) hoặc đã từng nghe về nhà giả kim Johann Conrad Dippel và thí nghiệm của ông. Trong khi đó, Vợ chồng Mary Shelley ở Paris vào năm 1814 và có thể Mary đã đọc được cuốn sách của Nogaret. Điều đó kết nối đến ý tưởng câu chuyện về Frankenstein của văn sĩ trẻ tuổi. Song, dù điều gì đã gợi cảm hứng cho Mary, thì câu chuyện thực sự là sản phẩm sáng tạo độc nhất vô nhị của nữ văn sĩ.

CNN | Wanderlust Tips | Cinet