12 điều cấm kỵ kỳ lạ ở các quốc gia trên thế giới

(#wanderlusttips) Mỗi một đất nước lại có những phong tục và quan niệm khác nhau, chính vì vậy mà nhiều hành động được coi là bình thường ở quốc gia này lại trở thành bất lịch sự hay thậm chí là phạm phá ở quốc gia khác.

[rpi]

Cùng điểm qua những điều cấm kỵ kỳ quặc ở các quốc gia trên khắp thế giới.

  1. Argentina – Đừng bao giờ từ chối thức uống mate

Ở Argentina, uống mate – một thức uống gần giống trà – được xem là nghi lễ và cũng là sự thể hiện niềm tin vào tình bạn.

wanderlust-tips10-dieu-cam-ky-ky-la-cua-cac-quoc-gia-tren-the-gioi-1

Lưu ý, loại đồ uống này có thể đi kèm với một chiếc ống hút bằng kim loại gọi là “bombilla” nhưng bạn đừng dùng nó để khuấy nước.

2. Úc – Không xả rác, khạc nhổ, hoặc hút thuốc trong khu vực cấm

Người Úc rất coi trọng việc giữ vệ sinh nơi công cộng. Trong khi ở một số quốc gia thì việc vứt một chiếc giấy gói kẹo xuống lề đường cũng không quá mức nghiêm trọng nhưng ở Úc thì lại hoàn toàn không phải vậy, người dân địa phương nơi đây luôn tự hào về ý thức giữ gìn môi trường chung.

Tuy nhiên trong những trường hợp nhất thiết phải phá luật, vậy bạn hãy làm nó một cách kín đáo.

3. Trung Quốc – Đừng đi vào hay ra khỏi phòng trước người lớn tuổi

Tại Trung quốc, trong cùng một không gian mà nhiều thế hệ cùng ra vào thì việc giữ phép tắc lịch sự chính là luôn để các thành viên lớn tuổi nhất đi đầu tiên. Người Trung Quốc rất tôn kính người lớn tuổi, vì vậy các cử chỉ giao tiếp thường ngày cũng biểu đạt điều đó rất rõ ràng.

4. Pháp – Không tham gia cuộc trò chuyện mà không chào hỏi

Khi muốn tham gia vào một cuộc nói chuyện ở Pháp, bạn nhất thiết phải bắt đầu bằng một lời chào thân thiện là Bonjour hoặc Excusez-moi. Đây được xem là quy tắc ứng xử trong giao tiếp thường ngày của người dân Pháp.

5. Đức – Đừng làm các động tác chào kiểu Đức Quốc xã

wanderlust-tips10-dieu-cam-ky-ky-la-cua-cac-quoc-gia-tren-the-gioi-2

Nhiều du khách chỉ coi đây là trò đùa nhưng thực sự khi thực hiện nó ở Đức bạn đã phạm phải sai lầm lớn. Người Đức coi kiểu chào này là vi phạm pháp luật và thậm chí nhiều khách du lịch đã bị bắt giữ vì điều này.

6. Indonesia – Không sử dụng tay trái trong giao tiếp

Người Indonesia sử dụng tay trái cho các hoạt động vệ sinh, còn tay phải cho các hoạt động nơi công cộng như bắt tay. Chính vì vậy bạn cần hết sức lưu ý nếu là người thuận tay trái.

7. Nepal – Đừng bắt tay khi gặp gỡ mọi người

Thay vì ôm hay bắt tay khi gặp gỡ, người Nepal lại chắp tay mình lại như một cử chỉ cầu nguyện, gọi là “Namaste”.

wanderlust-tips10-dieu-cam-ky-ky-la-cua-cac-quoc-gia-tren-the-gioi-3

8. Hà Lan – Đừng truyền đạt bất cứ điều gì vòng vo

Người Hà Lan nói mọi thứ trực tiếp và vào thẳng vấn đề, chính vì vậy họ không quen với cách nói chuyện vòng vo, lắt léo hay ẩn ý.

9. Nga – Đừng tặng hoa với số lượng bông chẵn

Người Nga thường tặng hoa với số lượng bông hoa số lẻ, chỉ có hoa trong đám tang mới có số bông chẵn.

10. Thái Lan – Không gác chân lên bàn hay sử dụng bàn chân để chỉ hoặc nhận một vât gì đó, đặc biệt là tiền

Theo quan niệm của người Thái Lan đầu được coi là bộ phận thiêng liêng nhất của cơ thể và trái ngược lại là bàn chân ít quan trọng nhất.

11. Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất – Trong thời gian tháng chay Ramadan, việc ăn, uống, hoặc hút thuốc lá ở nơi công cộng vào ban ngày đều bị coi là hành vi phạm tội và người đó sẽ phải chịu trừng phạt của pháp luật.

Theo đạo Hồi giáo, trong tháng lễ Ramadan, những tín đồ phải kiêng ăn uống và các việc không chay tịnh vào ban ngày (khi mặt trời mọc), nghi thức này sẽ kéo dài trong suốt 1 tháng.

12. Hoa Kỳ – Không nên rời khỏi một nhà hàng hoặc quán bar mà không để lại tiền tip

wanderlust-tips10-dieu-cam-ky-ky-la-cua-cac-quoc-gia-tren-the-gioi-4

Khách du lịch đến Mỹ có thể rất ngạc nhiên khi thấy nhiều phục vụ và bartender không được trả lương, thay vào đó họ sống dựa vào tiền tip mà các khách hàng để lại. Thông thường bạn có thể để lại 15-20% chi phí bữa ăn, và hãy chọn mức cao nêu cảm thấy dịch vụ tuyệt vời.

LN (Theo BI) | Wanderlust Tips | Cinet