Hành trình tới nơi lưng chừng thời gian (Kỳ 2)

(#wanderlusttips #TayTang #Lhasa) Sau khi trải qua những khoảnh khắc khó quên ở Larung, nhiếp ảnh gia Tâm Bùi lại tiếp tục hành trình khám phá Tây Tạng, anh lên chuyến tàu được mệnh danh là cao nhất thế giới để tới Lhasa.

[rpi]

Kỳ 2: Lhasa và những điều không ngờ tới

wanderlust-tips-hanh-trinh-toi-noi-lung-chung-thoi-gian-1

Hành trình 43 tiếng trên đoàn tàu cao nhất thế giới

Hơn 43 tiếng, đoàn tàu đi qua nhiều thảo nguyên mênh mông là gió, là nắng, rồi xuyên qua những rặng núi tuyết, những cánh đồng hoa cải vàng rực. Tất cả đều là những cảnh sắc thần tiên đẹp đẽ vô cùng.

wanderlust-tips-hanh-trinh-toi-noi-lung-chung-thoi-gian-26

Đêm đến, Tâm cùng những người bạn của mình ngồi quanh cửa sổ và cùng ngắm “đêm trăng đẹp nhất”. Sở dĩ nói như vậy vì khung cảnh đêm trăng này quá đỗi tuyệt diệu. Trong đêm tối, đoàn tàu đi qua sa mạc cát đỏ, xa xa là núi đá đỏ khô cằn và trên trời là ánh trăng vằng vặc.

Đêm thứ 2 trên tàu, đoàn đã lên đến núi tuyết, thời tiết chuyển lạnh giá. Có vài người khó thở mặc dù nhân viên đã mở hệ thống oxy có sẵn trên tàu để hỗ trợ. Có người rơi từ trên giường xuống dưới đất, mặt trắng bệch, phải thở ống oxy mới dần tỉnh lại. Thế nhưng cuối cùng, may mắn thay, sáng hôm sau mọi người đều đến nơi an toàn.

Một Lhasa khác xa tưởng tượng

Trong tưởng tượng của Tâm, Lhasa là những làng mạc hoang sơ trên cao nguyên, nhưng giờ đây trước mắt, do bị đô thị hóa quá mức nên Lhasa đã trở thành một thành phố hiện đại với đường cao tốc và các chung cư cao tầng.

Tâm cùng những người bạn đồng hành lên tới để tới những nơi xa khu đô thị hơn, tìm về với thiên nhiên hùng vĩ. Đường xa ở Tây Tạng được xây dựng rất tốt, đô thị hóa rộng và wifi có mặt ở khắp nơi.

Bắt đầu xa dần đô thị, khung cảnh thiên nhiên mở ra tuyệt đẹp. Một điểm đến mà bất cứ ai cũng phải dừng chân và ngỡ ngàng, đó là hồ Namtso.

wanderlust-tips-hanh-trinh-toi-noi-lung-chung-thoi-gian-2

Tại Tây Tạng, tất cả đền đài, di tích đều được chính phủ quản lý, kinh doanh bán vé tham quan cho khách du lịch. Vé khá đắt, trung bình từ 100-300tệ (300.000-1.000.000VND)/người/điểm thăm quan.

Vài điều về cuộc sống người Tây Tạng

wanderlust-tips-hanh-trinh-toi-noi-lung-chung-thoi-gian-39

Người Tây Tạng không được cấp hộ chiếu để du lịch nước ngoài, đến 60 tuổi mới được ra khỏi biên giới quốc gia. Để ra nước ngoài, người Tạng phải kết hôn với công dân nước khác để có quốc tịch thì mới được xuất ngoại.

Người dân tại đây được đi học dễ dàng, họ học tiếng Trung với tiếng Tạng, không học tiếng Anh. Nhiều người Tạng di cư sang Ấn Độ (vùng Ladakh hoặc xuống New Delhi) để học tiếng Anh. Đợi mùa đông khi các dòng sông đã đóng băng, họ bắt đầu di bộ băng dãy Himalaya, có khi đến 24 ngày mới tới biên giới Ấn. Phong trào này bắt đầu từ khi Dalai Lama thứ 14 lưu vong sang Ấn Độ.

(Kỳ 3: Ngắm nhìn bộ ảnh “Ở lừng chừng thời gian” của nhiếp ảnh gia Tâm Bùi)

 LN (Theo FB Tâm Bùi) | Wanderlust Tips | Cinet