Tây Tạng: Hành trình tới nơi lưng chừng thời gian (Kỳ 3)
Kết thúc hành trình khám phá Tây Tạng đầy ấn tượng, nhiếp ảnh gia Tâm Bùi đã nghiệm ra nhiều điều về thân phân con người, về “tự do” và “hạnh phúc” trong quan niệm của mỗi người. Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh trong bộ ảnh “Ở lưng chừng thời gian” của anh, để cảm nhận chân thực hơn về thiên nhiên, con người Tây Tạng hay những ý nghĩa mà anh muốn truyền tải.
[rpi]
Bộ ảnh “Ở lưng chừng thời gian” của tác giả Tâm Bùi thể hiện những hình ảnh thiên nhiên và con người Tây Tạng vô cùng chân thực.
Học viện Phật giáo Larung Gar, còn được gọi là Học viện Phật giáo Serthar, nằm trong thung lũng Larung ở độ cao 4.000m.
Nơi đây cách thị trấn Sertar, Garze, Tây Tạng khoảng 15km.
Mặc dù nằm tại tại vùng xa xôi, hẻo lánh, Larung Gar vẫn không ngừng phát triển, từ một môi trường khắc nghiệt ít người thành một trong những trung tâm nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới.
Học viện được Jigme Phuntsok, một Lạt ma có ảnh hưởng về truyền thống Nyingma (phái Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng), thành lập vào năm 1980.
Ngày nay, học viện này có hơn 40.000 tu sĩ, nữ tu và các chư vị giáo sư.
Nhà ở cho các tăng ni và nữ tu trải rộng khắp thung lũng và các ngọn núi xung quanh.
Những ngôi nhà bằng gỗ, được xây dựng theo phong cách truyền thống nằm sát nhau.
Các tăng ni và nữ tu không được phép ra khỏi khu vực được chỉ định của họ, ngoại trừ hội trường chung cho hai giới tu sĩ.
Có một bức tường khổng lồ ngăn cách nơi ở của các nhà sư và nữ tu.
Cận cảnh những con đường trong khu học viện Phật giáo đồ sộ.
Học viện Phật giáo Larung Gar thu hút không chỉ những học viên thuộc dân tộc thiểu số của Trung Quốc, mà còn các sinh viên đến từ Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, và Malaysia.
Những học viên này được học trong các lớp riêng biệt, dạy bằng tiếng phổ thông, trong khi các lớp học lớn hơn được dạy bằng tiếng Tây Tạng.
Một trong những yếu tố đáng ngạc nhiên nhất của Larung Gar là có tới hơn một nửa số người đến đây học là nữ tu.
Chân dung một nhà sư ở Larung Gar.
Đại ngũ kỳ sắc là một trong những Pháp vật trong Phật giáo Tây Tạng.
Những lá cờ ngũ sắc: trắng, đỏ, lục, lam, vàng tung bay trong gió.
Những lá cờ mang nhiều ý nghĩa về: ngũ hành, ngũ trí, ngủ uẩn, ngũ bộ chú, đặc biệt là ngũ phương và ngũ Phật.
Trong chuyến đi của mình, nhiếp ảnh gia Tâm Bùi còn đặc biệt nhắc tới tục lệ thiên táng rủng rợn của người Tây Tạng. Đó là thay vì chôn cất người chết trong lòng đất, người Tây Tạng đưa thi thể lên núi làm mồi cho đàn kền kền đói.
Có hai hình thức thiên táng: cơ bản và long trọng. Những người dân du mục và dân làng ở vùng hẻo lánh thường sử dụng thiên táng cơ bản. Người chết đơn giản được mang lên núi để bọn kền kền tự tìm đến.
Cách thứ hai phức tạp và mang tính nghi thức hơn. Các Lạt Ma sẽ cầu nguyện cho người quá cố, sau đó thi thể được cầu nguyện, tắm rửa sạch sẽ và bọc trong vải trắng. Cuối cùng, người ta sẽ phá vỡ xương cột sống của cái xác để thuận tiện cho việc mang tới nơi an táng. Một người bạn thân hay thành viên trong gia đình sẽ đeo cái xác trên lưng.
Thi thể người chết được đặt nằm sấp xuống mặt đá, các rogyapa (người xử lý xác chết) hoặc những bậc thầy chôn cất sẽ đốt cây bách xù để tạo mùi thu hút đàn kền kền và bắt đầu công việc của mình với con dao sắc bén. Từ tóc đến nội tạng, cuối cùng là các chi của người quá cố được bóc tách và ném cho đám kền kền đói xúm lại.
Người Tây Tạng tin rằng việc an táng người chết bằng cách nuôi kền kền cũng giống như đức Phật tổ Như Lai lấy xác mình nuôi hổ dữ để khỏi hại các sinh linh khác trong thế giới. Vì thế, thi thể người chết được chim ăn sẽ nhanh chóng lên thiên đàng.
Tóc của người quá cố được lưu lại và treo lên.
Nhiếp ảnh gia Tâm Bùi trên đường tới Lhasa.
Đoàn tàu đi qua nhiều thảo nguyên mênh mông, đi qua những rặng núi tuyết và cả những cánh đồng hoa cải vàng rực.
Vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ như tranh vẽ với hoa cải vàng rực và bên trên là bầu trời xanh bao la.
Một trong những điểm đến được tác giả Tâm Bùi ca ngợi nhất, đó chính là hồ Namtso. Cảnh sắc thần tiên nơi đây ghi lại những kỷ niệm vô cùng đẹp đẽ và khó quên trong lòng nhiếp ảnh gia.
LN (Theo FB Tâm Bùi) | Wanderlust Tips | Cinet