Kinh nghiệm chinh phục đỉnh núi Phú Sĩ

Tháng 8 không phải là thời điểm du lịch Nhật Bản tuyệt nhất, nhưng lại là thời gian tốt nhất để leo núi Phú Sĩ. Khi du lịch Nhật Bản, núi Phú Sĩ là một điểm đến hấp dẫn mà bất kỳ du khách nào cũng muốn đi một lần, từ đây bạn không chỉ ngắm nhìn Nhật Bản từ trên cao mà còn đặc tham quan những hang động băng, khu rừng “chết chóc” và thỏa mãn nguyện vọng chinh phục ngọn núi thánh của Nhật Bản.

Tham khảo một số kinh nghiệm leo núi Phú Sĩ từ Wanderlusttips để có chuyến đi tuyệt vời.

wanderlusttips-kinh-nghiem-leo-nui-phu-si

Núi Phú Sĩ, ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nổi tiếng trên thế giới không chỉ về thiên nhiên hùng vĩ và ý nghĩa tinh thần mà còn về tầm ảnh hưởng lâu dài của nó đối với nền văn hóa Nhật Bản.

Ngọn núi lửa hiện không hoạt động đã tạo cảm hứng cho vô số bài thơ ngắn và tranh in bằng bản khắc gỗ qua nhiều thế kỷ và trên khắp thế giới. Ngọn núi hình nón hoàn hảo đã trở thành một trong những biểu tượng mang tính hình tượng nhất của Nhật Bản.

Hàng năm, núi Phú Sĩ được mở cửa trong vòng hai tháng: từ ngày 1 tháng 7 tiến hành nghi thức làm lễ mở cửa và kết thúc mọi hoạt động vào ngày 31 tháng 8. Ðây cũng là thời gian du khách tìm đến Phú Sĩ nhiều nhất để chinh phục đỉnh núi huyền thoại và ngắm bình minh trên núi.

Chuẩn bị những vật dụng cần thiết

wanderlusttips-kinh-nghiem-leo-nui-phu-si-1

Trước khi đi, nên kiểm tra lại mọi vật dụng cần thiết: Ba lô du lịch gọn nhẹ, đèn pin, chai nước (loại nước giúp bổ sung ion, các chất điện giải), cơm nắm gói trong rong biển (phòng khi không ăn được thức ăn của nhà hàng), điện thoại pin có độ trữ lâu và chống thấm nước, kính bảo vệ mắt, bình thở oxy loại dành cho người leo núi không chuyên…

Chọn trang phục phù hợp

Quần áo ấm loại dành cho người leo núi, loại áo mưa mặc vào người – gồm quần và áo có mũ (Trạm trên núi có bán, nhưng giá cao hơn và không có nhiều để lựa chọn).

Giày leo núi có độ bám tốt

Gậy chống để leo núi (rất hữu ích khi bạn lên và xuống).

Mang theo thuốc cảm

Thời tiết ở núi Phú Sĩ rất khó đoán vì đây là vùng núi, chung quanh lại có hồ, nên có thể gặp mưa và không mưa. Nếu đi vào lúc trời mưa thì có thuận lợi là vắng người hơn ngày không mưa, leo lên rồi đi xuống không nóng bụi nhiều. Nhưng nếu quần áo không tốt, nước mưa thấm vào quần áo, bạn sẽ lạnh run và cảm sốt ngay. Vì thế lúc nào cũng cần có thuốc giảm sốt.

Đừng nên đi một mình

wanderlusttips-kinh-nghiem-leo-nui-phu-si-2

Đoạn đường leo núi rất dài nên bạn đừng bao giờ quá tự tin để đi một mình, sẽ dễ bị nhầm đường. Dù đi khoảng 30 phút sẽ thấy một trạm dừng, thường là quán có bán thức ăn nước giải khát, đồ lưu niệm và các vật dụng cần thiết.

Ngay cả trạm cuối thứ 10 – nằm gần bên cạnh miệng núi lửa, cũng có hai quán phía đường đi lên, và phía đường đi xuống. Nhưng nếu bạn bị sốt, lạnh, chuột rút thì khó có thể cầu cứu nếu như đó là đêm khuya. Các quán sẽ đóng cửa, tắt đèn để ngủ.

Nên dùng xe vận chuyển đến tầng 5

Đoạn đường từ chân núi lên tới đỉnh Phú Sĩ được chia thành 10 tầng (hay 10 trạm). Xe ở trạm dưới chân núi sẽ đưa du khách lên tầng 5 – trạm dừng đầu của núi để bạn chuẩn bị mọi thứ trước khi leo bộ đến tầng 10.

Bạn không nên phá kỷ lục là đi từ chân núi lên vì vừa mất sức vừa mất thời gian (có nhóm đã mất một ngày khi quyết định đi bộ từ tầng 3 và kết quả là đuối sức khi chưa đến tầng 5). Đi xe để tiết tiệm sức lực, vì thực tế chặng đường leo núi từ tầng 5 trở lên rất khó khăn với những thử thách sau:

– Phải đối mặt với giá lạnh (cái lạnh từ gió, hơi ẩm, và mưa) rất không dễ chịu.

– Nam giới to khỏe có thể đi trong 5 đến 7 giờ. Nhưng nếu trong đoàn có nữ, các bạn nữ có thể sẽ phải dừng lại nghỉ. Nên bạn cứ thong thả đi chậm, hít thở và ngắm khung cảnh chung quanh. Đi quá nhanh sẽ dễ bị rơi vào tình trạng thiếu oxy, lúc đó còn mất thời gian hơn.

– Từ tầng 5 lên tầng 6 là đoạn dễ đi nhất. Sang tầng 7 là vách đá dựng đứng. Đến tầng 8, 9, 10 thì khoảng cách giữa các trạm dừng chân ngày càng xa, bắt buộc bạn phải đi không ngừng vì sườn dốc không có chỗ ngồi lại để nghỉ. Nếu ngồi bạn sẽ lạnh cóng vì lúc đó thường là 2-3g sáng. Ngoài ra không khí rất loãng, bạn phải cần dùng đến bình thở oxy.

Một điều quan trọng là bạn phải luôn giữ ấm cơ thể. Mang theo cơm nắm trong hộp giữ ấm và nước uống có khoáng chất để giữ sức đi hết đoạn đường dài.

Theo PNO

Leave A Comment