Kinh nghiệm thăm quê hương chị Hai năm tấn – Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh giáp biển ở miền Bắc nước ta, tỉnh không có quá nhiều điểm du lịch nổi tiếng.

Đến với Thái Bình là đến với các công trình văn hóa lịch sử và sinh hoạt văn hóa dân gian. Toàn tỉnh có 82 công trình kiến trúc đã được nhà nước xếp hạng, nổi tiếng có thể kể đến là Chùa Keo, Đền Đồng Bằng, đền Tiên Ca, cung Long Hưng, với những gác chuông chạm khắc đá, các di vật quí hiếm. Thái Bình có gần 30 lễ hội khác nhau trong năm.

Nơi đây cũng có nhiều làng nghề thủ công truyền thống như chạm bạc Đồng Xâm, làng dệt Thái Phương, dệt chiếu làng Hới, làng vườn Bách Thuận… Các hình thức sinh hoạt văn hóa ở Thái Bình hết sức phong phú với 16 thể loại hát, múa, đặc trưng như múa rối nước Nguyên Xá, chèo làng Khuốc, kéo chữ Phụng công, múa bát dập, hát ống Lộng Khê, hát trẽ khói Cốc mỏ…

Và nhiều trò chơi độc đáo như: Thi pháo đất, bắt cá, bắt trạch, bắt vịt, nấu cơm, dệt chiếu, rước ông Ðùng – bà Ðà, chọi trâu, chọi gà…

Thái Bình còn có các bãi biển tuyệt đẹp là Đồng Châu, có các đảo cồn Vành, cồn Đen.

Dưới đây là gợi ý du lịch một số địa điểm ở Thái Bình:

Biển Đồng Châu

– Địa chỉ: Bờ biển của các xã Đông Minh, Cửa Lân, 2 đảo biển Cồn Thủ và Cồn Vàn – huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình.

– Hướng dẫn đường đi

+ Từ Hà Nội, bạn đi theo cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, Phủ Lý – Nam Định sau đó đi sang huyện Vũ Thư -> đường Nguyễn Trãi -> tỉnh lộ 463 -> đường vành đai phía nam thành phố rồi đi theo tỉnh lộ 458 để tới Đông Minh.

+ Từ thành phố Thái Bình, bạn có thể đi theo quốc lộ 39B để ra xã Đông Minh.

wanderlusttips-kinh-nghiem-du-lich-thai-binh

Biển Đồng Minh

Biển Đồng Minh không đẹp bằng các bãi biển ở miền Bắc. Tuy nhiên, không khí ở đây rất trong lành, thích hợp cho những bạn muốn đi du lịch biển yên tĩnh, không đông đúc. Biển ở đây từ lâu đã không dùng để tắm mà chỉ đề nuôi trồng thủy sản. Các cánh đồng vạng mọc lên khắp bãi biển mang lại vẻ đẹp vừa yên bình, vừa thơ mộng. Tới đây, nếu thích, bạn có thể thuê thuyền đi ra bãi cồn Thủ, cồn Vành cách đất liền chừng 7km.

Nếu bạn có ý định nghỉ ngơi tại đây thì có thể chọn nhà nghỉ ở xã Đông Minh như: Thái Bình, An Thái, Hồng Hà, nhà khách Công Đoàn,… giá phòng chỉ từ 150.000 đồng/phòng.

wanderlusttips-kinh-nghiem-du-lich-thai-binh-1

Đền Tiên La

– Địa chỉ: Thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà.

– Hướng dẫn đường đi

+ Từ thành phố Thái Bình, bạn đi ra quốc lộ 10, đến đê Đông Hưng thì đi theo tỉnh lộ 453 rồi đi đến Đoan Hùng (cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 33km).

+ Nếu đi từ Hà Nội về thì bạn không cần phải đi qua thành phố Thái Bình. Đi từ Hà Nội sang Long Biên, theo tỉnh lộ 195 -> cầu Bắc Hưng Hà -> tỉnh lộ 206 -> quốc lộ 39, sau đó đi theo đường đê để đến xã Đoan Hùng (cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 87km).

Đền bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, tòa tiền tế, tòa trung tế, thượng điện, sân đền. Trong đó, tất cả các vật liệu xây dựng ở bái đường đều được làm bằng đá, nội thất trạm chổ rất công phú, mang nhiều ý nghĩa như: long lân quy phượng, tùng trúc cúc mai,… Công trình này mang vẻ đẹp công phu, hoàn mỹ, hiếm nơi nào có được.

Đền Đồng Xâm và làng chạm bạc Đồng Xâm

– Địa chỉ: Xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương

– Hướng dẫn đường đi

Từ thành phố Thái Bình bạn đi theo đường Trần Quang Khải, đi tiếp đến Vũ Tây. Sau đó đi về xã Hồng Thái (cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 22km).

Đền Đồng Xâm thờ vua Triệu Vũ Đế, Trình thị Hoàng Hậu (vợ của vua) cùng với Nguyễn Kim Lâu – vị tổ nghề chạm bạc của làng. Đền này được xây dựng từ trước công nguyên, trải qua bao thăng trầm, hiện nay đền là công trình nổi trên sông, gồm 6 cửa vòng quanh 6 hướng.

Nơi đây còn là làng nghề chạm khắc bạc nổi tiếng, các sản phẩm được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Hàng năm, vào ngày 1,2,3 tháng 4 âm lịch, ở Thái  Bình lại tổ chức lễ hội Đồng Xâm cùng nhiều trò chơi dân gian và các hoạt động văn hóa.

wanderlusttips-kinh-nghiem-du-lich-thai-binh-3

Chùa Keo

Địa chỉ: Xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư.

Chùa Keo được xây dựng từ thế kỷ thứ 17, bao gồm 2 khu: Khu chùa là nơi thờ Phật, khu đền Thánh thờ Dương Không Lộ (vị sư thời Lý có công xây dựng chùa). Tổng hệ thống chùa gồm 21 công trình, 157 gian. Hàng năm, ở đây diễn ra 2 lễ hội mùa xuân và mùa thu: mùa xuân vào ngày 4 tháng giêng âm lịch (thi bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơm,..), mùa thu vào ngày 13 – 15 tháng 9 âm lịch (lễ tế, rước kiệu, bơi sông,..).

wanderlusttips-kinh-nghiem-du-lich-thai-binh-2

Cũng giống như bao mảnh đất khác, Thái Bình cũng có những đặc sản riêng mà bất cứ ai tới đây một lần cũng không nên bỏ qua, có thể kể đến như: Bánh Cáy, Canh cá Quỳnh Côi, Gỏi nhệch, Sứa muối, ổi Bo, bún bung hoa chuối, Bánh gai Đại Đồng… cùng rất nhiều các món ăn đặc sắc khác.

 Theo Mytour | Wanderlust Tips | Cinet

Trả lời