Kinh nghiệm trekking Tà Năng, Lâm Đồng

Với nhiều đồi cỏ rộng, trải dài hút tầm mắt, Tà Năng Lâm Đồng đang là điểm đến thường xuyên của các tín đồ mê du lịch. Tuy nhiên, để tìm đường đến với Tà Năng không phải chuyện dễ dàng, đã có rất nhiều đội phượt đã bị lạc, thậm chí đến 5 ngày chưa tìm được lối ra.

Dưới đây là một số kinh nghiệm trekking mà các tín đồ mê phượt cần biết khi di chuyển tới nơi đây.

wanderlusttips-kinh-nghiem-trekking-ta-nang

Khu rừng Tà Năng thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách TP HCM hơn 300km.

Thời gian

Bạn có thể đi vào bất cứ thời điểm nào trong năm đều được. Lời khuyên là bạn nên đi dịp cuối tuần sẽ đông vui hơn.

Các nhóm thông thường sẽ đi cung này từ 2-3 ngày nếu tính từ Đa Quyn – rừng Tà Năng – cửa rừng Phan Dũng. Tuy nhiên, nếu bạn xuất phát sớm và đủ sức khỏe thì có thể đi trong 1,5 ngày. Tối chủ nhật lên xe, sáng sớm thứ 4 có mặt ở Sài Gòn.

Chuẩn bị

– Nước uống: Nhóm mình mỗi bạn mang 3,5l nước (2 chai lớn và 1 chai nhỏ) và duy trì được 26 tiếng (6h sáng ngày 1 – 8h sáng ngày 2), sau đó sẽ dùng nước suối. Do đó, mỗi bạn nên mang tối thiểu 4l nước và phải chấp nhận uống nước suối (mình sẽ đánh dấu lại các điểm lấy nước).

– Đồ ăn: Tuỳ vào số lượng ngày dự kiến đi mà mang lượng đồ ăn và dự phòng phù hợp. Nhóm mình mang theo đồ ăn cho 3 ngày:

+ Cơm nấu sẵn, gói sẵn, nhét ba lô mang đi.

+ Muối mè, thịt kho ruốc

+ Gạo (không sử dụng đến)

+ Mỳ gói

+ Lương khô, xúc xích (dự phòng)

+ Kẹo sữa bò: Cái này ăn cho đỡ buồn + lấy năng lượng rất tốt

+ C sủi (tăng sức đề kháng, tuy nhiên không nên uống nhiều quá), 1 số ít thuốc dự phòng.

+ Oreo, bánh gạo.. (Cái này có thể mang thêm: Nhẹ và ngon)

– Vật dụng khác:

+ Smartphone có offline maps: mình xài iPhone, load các điểm đánh dấu trên bản đồ địa hình rồi lưu lại để đó. Dùng thêm 1 số apps như MapMe… Còn 1 số apps để đọc tracklog mình không biết xài (cái này là quan trọng nhất nếu không có người dẫn đường, các thành viên trong nhóm đều cần chuẩn bị để dự phòng trường hợp bị hư/mất điện thoại (Còn nếu bạn nào có hay biết xài GPS thì tốt rồi).

+ Pin dự phòng: Chủ yếu sạc điện thoại dùng dò đường + chụp ảnh chứ cung này cũng sóng điện thoại chập chờn, lúc có lúc không.

+ Lều: Nên lựa chọn loại chống mưa được.

+ Túi ngủ, chăn: Nên chuẩn bị vì tối lạnh.

+ Áo mưa: Áo mưa bộ thì mang thêm loại túi trùm cho Balô; còn không chọn loại cánh dơi cũng được, che được luôn ba lô, có thể làm tấm trải hay che mưa trên lều.

+ Đèn pin.

+ Nên sử dụng giày có độ bám tốt, phần vì giày cũ hư, phần vì chủ quan, mình mang dép xăng đan dẫn đến bồ ếch hơi nhiều và phồng rộp chân.

+ Mũ nón, khăn rằn (Vừa che nắng, vừa chống lạnh)

+ Quần áo: Lưu ý là phải cực gọn nhẹ, muốn không ở dơ thì mang thêm, muốn đi khỏe thì đừng mang, kinh nghiệm của mình thì mang thêm 1 áo thun + 1 quần lửng/đùi + đồ lót (2-3 cái)

+ Hộp quẹt, bếp cồn + cồn hoặc củi thông, cây mồi… Cung này không thiếu cây khô, nếu bạn mang theo đồ tươi hoặc nấu cơm thì nhớ chuẩn bị thêm đồ nhóm lửa. Dùng bếp cồn sẽ nhanh và đỡ tốn sức hơn.

+ Máy ảnh: Nhớ bao bọc kỹ chống mưa và va đập, nhóm mình không mang máy ảnh là tổn thất lớn.

Cung đường đi

Tối lên xe Phương Trang, dặn tài xế thả xuống ngã 3 Tà Hine (Hồ Đại Ninh): 220.000/người/giường nằm.

Xuống ngã 3 Tà Hine, các bó thể ngồi uống 1 ly cafe, ăn tô mì gói rồi thuê xe ôm vào Tà Năng. Quán mở sáng đèn ở đối diện ngã 3 Tà Hine. Ở đây lưu ý thêm 1 chút, rừng tên là Tà Năng nhưng điểm xe máy có thể chở bạn đến và đi bộ là thôn Toa Cát, xã Đa Quyn.

5h sáng, nhóm mình 4 người đi 2 xe ôm (2 người/xe) vào địa điểm bắt đầu đi bộ. Điện thoại anh Sơn xe ôm Tà Hine – 01634437939. Bạn nên nói là đi vào Toa Cát để đi bộ xuống Bình Thuận, có thể đưa hình của mình cho anh ấy để anh ấy nhớ ra là đến đoạn nào. 250.000đồng/xe 2 người.

wanderlusttips-kinh-nghiem-trekking-ta-nang-1

Rẽ trái, vào thẳng thôn Toa Cát, đến ngã ba tại tọa độ: 11.582302, 108.514161 thì rẽ phải, đi tầm 3km nữa thì bắt đầu đi bộ.

wanderlusttips-kinh-nghiem-trekking-ta-nang-2

Điểm bắt đầu đi bộ: 11.554181, 108.524975 ở đây có 1 ngã 3.

Lúc này là 7h00, bắt đầu công cuộc trekking. Do chỉ có 1 đường, nên cứ đi theo đường chính xuyên qua làng, vườn cafe, ruộng lúa…

Từ đây, con đường chinh phục mới bắt đầu gian nan hơn. Con dốc cao liên tiếp, đi theo lối mòn của xe công nông, xe máy độ của anh em thợ rừng. Nếu đoàn nào đi xe máy thì chắc sẽ là 1 cực hình, quá xá cao và quá xá lầy lội.

10h, lên đến con dốc cao cuối cùng, uống nước và ngồi nói chuyện với 1 số anh em đi rừng người dân tộc, họ khá thân thiện và nhiệt tình chỉ đường.

Xe máy đa phần được độ chế lại, tháo hết chân chống cho đỡ vướng.. Mỗi chiếc này sẽ chở được 1-200kg.

Xuống 1 chút sẽ gặp 1 điểm lấy nước, bạn nên lấy đầy lại 1 số chai lọ đã uống hết (nước sạch dồn chung, lấy chai hứng nước suối). Lưu ý chọn chỗ phía trên và dòng nước chảy. Nước này có thể dùng nấu ăn hoặc đun sôi uống.

Sau cung đường leo dốc mệt nghỉ là những ngọn đồi đẹp như tranh vẽ, các bạn nhớ tranh thủ chụp lại những bức ảnh tuyệt vời nhất.

Nghỉ trưa lúc 12h. Theo đường mòn thì sẽ gặp ngã 3 núi Lỡ. Lúc này, đi theo hướng bên phải về Phan Dũng như nhóm mình và nhiều nhóm khác.

Còn rẽ trái, theo thông tin sẽ là đi đến thác 7 tầng và thác Yaly, một bản làng nào đó dưới Phan Dũng luôn.

Dọc đường đi này chủ yếu có lối mòn sẵn, bạn chỉ việc theo đường mòn và theo định vị của 1 số mốc đánh dấu là okie.

16h, nhóm mình đến quả đồi trọc cuối cùng, đây là điểm cắm trại nghe nói đẹp nhất vì là quả đồi cao nhất, có thể ngắm bình minh, may mắn gặp được biển mây. Các bạn nên hạ trại tại đây.

Vì nước không còn nhiều và sớm quá, nhóm đã có quyết định sai lầm là theo tracklog hướng về suối và dẫn đến hành trình đi lạc. Suốt 2 tiếng băng rừng, nhóm có đi qua 1 con suối nhỏ, tuy nhiên lại không đến được điểm cần đến. 18h tối, quyết định hạ trại ở trong rừng, cạnh 1 vực khá sâu, có thể nghe rõ tiếng suối nhưng không mò xuống được. Quá đuối sau 1 ngày, cả nhóm nghỉ lại, đốt lửa, dựng lều và ăn tối.

Sáng hôm sau, nhóm mất thêm hơn 1 tiếng để quay lại đường chính. Tổng quãng thời gian đi lạc là 3 tiếng đồng hồ.

Từ đây, chỉ cần theo đường mòn lớn (đa phần xuống dốc) khoảng nửa tiếng nữa thì sẽ gặp suối nhỏ, có thể lấy thêm nước. Từ đây thì cứ men theo đường mòn sẽ gặp rất nhiều mạch nước, suối nhỏ.

9h, nhóm gặp suối lớn, quyết định nghỉ ngơi, nấu mỳ ăn sáng và tắm suối.

Quãng đường tiếp theo vẫn theo các lối mòn, không còn những quả đồi nữa mà là rừng thưa và trúc bụi, cỏ tranh cao ngang hông rất đẹp.

11h00, nhóm bắt đầu dính mưa, mặc áo mưa và tiếp tục.

12h, đến được đường lớn xuyên rừng. Từ đây đã có sóng điện thoại để alo các anh ngoài UB Phan Dũng vào đón (150.000đồng/người) hoặc đi bộ khoảng 4km nữa. Nhóm mình đi bộ và sau đó xin quá giang 1 vài anh em đi rừng ra không lấy tiền nên nhóm tặng lại chai Bầu đá mang theo.

Tại Phan Dũng, các bạn có thể alo taxi từ Liên Hương vào đón. Xe 4 chỗ. Giá mình đi là 400.000đồng: ra đến biển Cổ Thạch, bãi đá 7 màu luôn (có thể deal trước, giá theo đồng hồ tầm 450.000đồng)

Sơ khởi các điểm toạ độ:

Nếu các bạn đi về Phan Dũng sớm, có thể giống nhóm mình, thuê taxi ra tắm biển Cổ Thạch, ăn hải sản (nhớ đi vòng vòng hỏi giá, do giá khá cao), dạo bãi đá 7 màu trước khi về lại Sài Gòn.

Nhóm mình ăn quán ngay đầu bãi đá 7 màu, mỳ xào cồi sò mai, 2kg mực, 1 con cá đuối, sò điệp mỡ hành, 4 chai nước ngọt, tổng thiệt hại 500.000đồng.

Về Sài Gòn có thể đặt xe Đông Hưng: 130.000đồng/vé, nhờ họ đón tại Cổ Thạch hoặc bạn đón taxi (khoảng 60.000đồng) về Liên Hương ăn tối. 9h xe mới chạy.

SONY DSC

Lưu ý:

Tìm hiểu kỹ về thông tin thời tiết trước khi đi, vì nếu gặp mưa, đường dốc trơn trượt vô cùng khó đi.

Chuyến đi trekking đòi hỏi sức khỏe để đi bộ, leo núi cũng như mang vác đồ đạc.

Hãy gom rác sau khi ăn, uống và mang theo ra khỏi rừng, trả lại cho thiên nhiên vẻ đẹp hoang dã vốn có.

Theo Time Out | Wanderlust Tips | Cinet

Trả lời