Muôn màu Trung thu ở các nước phương Đông

Trung thu, đêm hội trăng rằm đang đến với chúng ta gần hơn bao giờ hết. Trên thế giới, không chỉ có Việt Nam mà còn rất nhiều nước coi đây là một trong những dịp lễ, Tết quan trọng nhất trong năm. Ở mỗi nơi, Trung thu lại mang những nét truyền thống, đặc sắc riêng. Tất cả tạo nên một bức tranh muôn màu về dịp đặc biệt này.

[rpi]

Cùng Wanderlust Tips đi khám phá từng gam màu, chấm phá tạo nên bức tranh Trung thu muôn màu ở phương Đông nhé!

Trung thu ở Trung Quốc

Muôn màu Trung thu ở các nước phương Đông - Wanderlust Tips

Có thể coi Trung Quốc “cái nôi” truyền thống của Tết Trung thu, dân gian truyền nhau rằng Tết Trung thu bắt nguồn từ thời nhà Chu (1046 – 256 TCN), khi người dân nhận ra chu kỳ của mặt trăng có ảnh hưởng với vụ mùa và bắt đầu tổ chức lễ hiến tế vào ngày trăng tròn tháng 8 Âm lịch. Trải qua chiều dài lịch sử với sự thay đổi của đời sống văn hóa, xã hội, con người, Trung thu vẫn là một trong những dịp lễ lớn và được coi trọng nhất ở Trung Quốc, chỉ sau Tết Nguyên đán.

Tại đất nước này, Trung thu hay còn được gọi với cái tên Tết đoàn viên, là dịp để mọi người trong gia đình cùng gác lại tất cả các công việc thường ngày, quây quần bên nhau chia sẻ về những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Họ cùng nhau thưởng thức những món bánh truyền thống, tổ chức các lễ hội rước đèn lồng, múa lân, múa sư tử… Điều này khá tương đồng với Trung thu ở Việt Nam.

Muôn màu Trung thu ở các nước phương Đông - Wanderlust Tips

Vì là một ngày lễ lớn, vào dịp này, khắp nơi trên đường phố Trung Quốc đều được trang hoàng lộng lẫy, rực rỡ sắc màu. Trong đêm Rằm, người Trung Quốc sẽ thả đèn trên sông và thả đèn trời có chứa điều ước với hy vọng tâm nguyện sẽ được gửi tới trời xanh và có thể hoàn thành nó. Bên cạnh đó là những hoạt động tâm linh truyên thống khác như Tế trăng, trò chơi Giải câu đố…

Đó chính là những nét đặc sắc nhất ở Trung thu Trung Quốc mà không nơi nào khác có được.

t 4

Trung thu ở Hàn Quốc

Ngày lễ rằm tháng 8 ở Hàn Quốc có tên Chuseok. Chuseok nghĩa đen là đêm mùa thu, là đêm trăng rằm đẹp nhất trong năm. Trước kia Chuseok diễn ra vào mùa thu – mùa của sự thu hoạch. Do đó, ngày lễ này còn mang ý nghĩa hội mùa. Vào ngày này, người Hàn sử dụng các sản phẩm mới gặt hái được như thịt, cá, rau, hoa quả, bánh gạo… để chế biến các món ăn thành kính dâng lên tổ tiên.

c 4

Không chỉ đơn giản là Tết đoàn viên, Trung thu ở Hàn Quốc đặc biệt hơn khi nó còn là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với cha mẹ, ông bà, những người có công sinh thành và dưỡng dục. Công việc quan trọng nhất trong ngày Tết Chuseok là thể hiện lòng thành kính với tổ tiên theo nghi thức Beolcho và Seongmyo.

Vào ngày này, các gia đình người Hàn Quốc sẽ cùng đến phần mộ của tổ tiên để dọn dẹp, làm sạch khu vực quanh mộ. Sau đó, người phụ nữ trong gia đình sẽ chuẩn bị mâm lễ gồm hoa quả, ngũ cốc và các sản phẩm đã thu hoạch được trong vụ mùa dâng lên cúng tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn.

x 1

Đêm trước Tết Chuseok, các gia đình Hàn Quốc lại quân quầy bên nhau để cùng làm món bánh gạo Songpyeon, một trong những món ăn đặc trưng của ngày Tết Chuseok. Bánh Songpyeon được làm bằng bột nếp hình nửa mặt trăng và có rất nhiều hương vị khác nhau như đậu đỏ, đậu nành, vừng…. và hấp với lá thông tươi.

Dù xa xưa hay cho đến thời hiện đại ngày nay, người Hàn Quốc vẫn giữ gìn phong tục cùng nhau làm bánh, thể hiện sự quan trọng của gia đình trong xã hội Hàn Quốc. Trong những thức vị của Tết Chuseok không thể thiếu món hồng khô. Ngoài ra một trong những đồ uống không thể thiếu được trong ngày Chuseok, đó là rượu truyền thống baekju (rượu trắng) làm từ loại gạo mới.

s 6

Trung thu ở Nhật Bản

Đặc biệt khác biệt với các nước khác, Nhật Bản không chỉ đón 1 mà còn có tới 2 ngày Trung thu trong năm. Dù hiện tại Nhật Bản không còn sử dụng lịch âm, người dân xứ sở Phù Tang vẫn tổ chức Tết Trung thu hai lần mỗi năm. Lần đầu tiên được gọi là Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsukimi thường được diễn ra vào ngày 15/8; lần thứ hai tổ chức gọi là Zyusanya vào ngày 13/10. Theo tục lệ, nếu ai đã dự hội trăng đầu thì phải dự hội răng sau nếu không muốn gặp xui xẻo.

sc 1

Lễ ngắm trăng Otsukimi diễn ra nhằm tôn vinh mặt trăng mùa thu, vào thời điểm trăng tròn nhất theo quan niệm của người Nhật. Trong dịp lễ này, người Nhật sẽ ngắm trăng, thưởng thức các món ăn truyền thống và tham gia các trò chơi vui nhộn.

Món ăn truyền thống thường sử dụng ở Nhật trong ngày 15/8 là hạt dẻ, khoai lang, khoai môn, bí ngô, các loại mì như soba, ramen và đặc biệt là bánh tsukimi dango. Bánh tsukimi dango tròn mềm tượng trưng cho mặt trăng làm từ bột nếp và mật ngọt, thường được xiên vào que tre và nướng cho nóng giòn trước khi thưởng thức và uống kèm trà xanh.

sdv 1

Trẻ em Nhật Bản sẽ được cha mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng hình cá chép để tham gia vào hội rước đèn. Tương truyền cá chép là loài động vật tượng trưng cho nghị lực, trí tuệ, lòng quả cảm và sự nhẫn nại nên người Nhật hy vọng con cái họ sẽ thừa hưởng những đức tính tốt đẹp đó.

Trung thu ở Singapore

Vì là quốc gia có phần đông dân số là người Hoa vì thế Tết Trung thu ở Singapore cũng rất được coi trọng. Đây là dịp để mọi người hàn gắn tình cảm, bày tỏ lòng biết ơn. Đồng thời cũng diễn ra rất nhiều hoạt động sôi nổi, mọi người cùng tập trung lại để trải nghiệm nhiều trò chơi thú vị. Những ngôi nhà, các con phố được trang trí rất nhiều lồng đèn sắc màu, các thành viên trong gia đình sum họp cùng han huyên câu chuyện, thưởng thức miếng bánh, tách trà.

sgp

Điều nổi bật nhất không thể bỏ lỡ trong dịp Tết trung thu tại Singapore chính là truyền thống gửi tặng bánh trung thu. Người dân Singapore thường sẽ lựa chọn những chiếc bánh trung thu làm quà cho gia đình, bạn bè, ân nhân của mình như thay một lời cảm ơn tới họ. Bánh trung thu Singapore có hình dáng tương đối giống với bánh trung Việt Nam, tuy nhiên, hương vị lại khác nhau. 

Tới du lịch Singapore vào dịp Trung thu, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức một số loại bánh trung thu vị khá lạ như: bí đỏ, sầu riêng, socola hay rượu sâm panh,… Đặc biệt, ở Singapore bánh dẻo còn được người dân nơi đây biến tấu với nhiều màu sắc sặc sỡ khác nhau, trông rất đẹp mắt.

b 7

Một trong những nơi tổ chức ngày Tết này rầm rộ nhất là khu phố của người Hoa. Tại đây, người ta bán đèn lồng và các vật dụng liên quan đến ngày Trung thu. Thông thường, hoạt động này được tổ chức trước đó hàng tháng trời.

Trung thu ở Thái Lan

Tết trung thu Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15/8 âm lịch. Trong đêm Trung thu ở Thái, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng, mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất.

tl 4

Phía trên bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh Trung thu. Người Thái tin làm vậy Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người. Bởi vậy, bánh Trung Thu ở Thái Lan có hình dạng giống quả đào. Trong ngày này, người Thái cũng thường ăn bưởi – loại quả tượng trưng cho sự viên mãn, xum vầy và ngọt ngào.

Đây một trong những lễ hội lớn ở Thái Lan ấn tượng nhất. Đây còn là dịp người dân tưởng nhớ tổ tiên. Các ngôi đền Trung Quốc thường rất đông đúc vào thời điểm này cùng làm Lễ dâng hương, nến đỏ, trái cây. Đặc biệt bưởi là loại trái cây không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống. Người Thái tin rằng bưởi tượng trưng cho sự viên mãn, sum vầy.

tl3

Ngoài những đất nước kể trên, Tết Trung thu cũng là nét văn hóa truyền thống của Lào, Campuchia, Myanmar,Triều Tiên hay Đài Loan với rất nhiều hoạt động đa dạng và nhiều màu sắc riêng. Nếu có cơ hội, hãy tới du lịch tại đất nước này vào dịp Trung thu để được hòa mình vào không khí lễ hội đặc sắc muôn màu muôn vẻ.

Ảnh: Internet

Wanderlust Tips | Cnet