Ngày lễ Ông Công Ông Táo: Một nét họa trong kho tàng văn hóa của người Việt

Phong tục tiễn Ông Công Ông Táo về chầu trời vào cuối năm âm lịch đã tồn tại hàng nghìn năm nay cùng mỗi con dân người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về. Ngày này không chỉ mang nhiều giá trị văn hóa, tâm linh với người Việt mà còn là ngày đánh dấu sự kết thúc của một năm theo lịch âm.

Ngày lễ ông công ông táo – một nét họa trong kho tàng văn hóa của người Việt

Hàng năm, vào ngày 23 tháng chạp, người người nhà nhà lại nô nức sắm sửa, sắp xếp cỗ bàn như một nghi lễ tiễn chân Ông Táo – một trong 6 lễ Tết cổ truyền quan trọng của người Việt Nam. Vậy bạn đã biết những câu chuyện và ý nghĩa thú vị đằng sau phong tục này chưa? Hãy cùng Wanderlust Tips tìm hiểu nhé!

Điển cố điển tích ngày ông công ông táo

Chuyện kể rằng, thời xa xưa ấy, một cặp vợ chồng tuy sống son sắt mặn nồng bên nhau nhiều năm liền nhưng mãi không có được một mụn con. Người chồng Trọng Cao bởi vậy sinh lòng hiềm khích, bất mãn rồi một ngày trong lúc nóng giận đã đánh đuổi vợ mình là Thị Nhi ra khỏi nhà.

Bị đánh đuổi, Nhi phải lang thang bạt xứ rồi đến một nơi xa lạ. Tại đây, nàng có duyên gặp mặt và bắt chuyện cùng Phạm Lang. Hai người dần phải lòng nhau và cuối cùng nên duyên vợ chồng. Mặt khác, Trọng Cao sau khi đuổi vợ ra khỏi nhà dần hối hận nhưng khi đó đã không thấy bóng dáng Thị Nhi đâu nữa. Nhiều ngày dằn vặt và nhớ nhung không dứt, Cao quyết lên đường đi tìm lại vợ.

Ngày tháng vẫn trôi, Cao mãi không gặp lại được vợ dù tiền bạc và lương thực đã cạn kiệt. Hắn phải làm ăn xin dọc đường vừa kiếm ăn vừa tiếp tục tìm Thị Nhi. May mắn thay, Cao tình cờ xin ăn đúng nhà Nhi khi Phạm Lang đang vắng nhà. Nhi nhanh chóng nhận ra người chồng cũ và mời hắn một bữa cơm no đủ. Vừa đó, Lang đã trở về, Nhi vì để tránh chồng hiềm nghi đã giấu Cao trong đống rạ sau vườn.

Không may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thị Nhi thấy lửa cháy liền lao ra cố cứu Trọng Cao. Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo khiến cả ba người đều bỏ mạng trong đám cháy.

Cảm động trước tình nghĩa của ba người, Ngọc Hoàng phong họ thành vua bếp hay Đinh Phúc Táo Quân. Người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Từ đó mới có sự tích hai ông một bà.

Ý nghĩa phong tục cúng ông công ông táo

Ông bà ta quan niệm, Ông Công Ông Táo được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện-ác của gia chủ trong suốt một năm, từ đó Ngọc hoàng sẽ định đoạt thưởng phạt cho những gia đình này. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, sự hiện diện của các vị Táo Quân trong mỗi căn nhà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình.

Bởi chính niềm tin này, người Việt ta dần hình thành nghi lễ tiễn đưa Ông Công Ông Táo lên trời một cánh đầy long trọng và thành kính với mong muốn gia đình mình sẽ gặp được nhiều điều tốt đẹp, may mắn trong năm mới.

Ngày lễ ông công ông táo – một nét họa trong kho tàng văn hóa của người Việt

Bên cạnh đó, ý nghĩa của hình thức phóng sinh, thả cá chép còn thể hiện tấm lòng nhân ái, tính nhân văn trong tính cách cũng như lối sống của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một trong những phong tục tập quán lâu đời giàu ý nghĩa mà ông bà ta đã và đang gìn giữ hàng ngàn năm nay.

Nghi lễ và lễ vật cho buổi cúng

Ngày lễ ông công ông táo – một nét họa trong kho tàng văn hóa của người Việt

Mâm cúng Ông Công Ông Táo đầy đủ thường bao gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc (hoặc thịt gà), 1 bát canh,1 đĩa rau xào,1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa cúc, 1 tập vàng mã.

Không thể thiếu hai mũ của hai Táo ông và một mũ của Táo bà. Bộ mã này tùy từng năm theo ngũ hành mà khác nhau; có năm dùng màu vàng, có năm lại là màu xanh… Những món “vàng mã” này sẽ được đốt đi sau lễ cúng.

Ngày lễ ông công ông táo – một nét họa trong kho tàng văn hóa của người Việt

Ngoài ra, ở miền Bắc các gia đình sẽ mua thêm 3 con cá chép (hoặc cá vàng) thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Sau khi làm lễ thì đem ra sông thả, chúng được coi như là phương tiện đưa các Ông Táo lên trời. Hình tượng cá chép cũng truyền tải khát vọng “cá chép hóa rồng” ngụ ý thăng hoa, tinh thần bền lòng chinh phục tri thức và sự thành công.

Ở miền Trung thì thường cúng một con ngựa giấy đầy đủ yên cương; riêng miền Nam chỉ cúng áo, mũ giấy là đủ.

Dân gian ta có nói, Ông Công Ông Táo sẽ rời đi vào 12h trưa ngày 23 tháng Chạp nên việc cúng bái nên hoàn thành trước thời gian này. Bạn có thể làm lễ cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 (trước 12 giờ trưa).

Wanderlust Tips | Cnet