Những Người Giữ Nét Tinh Hoa Hà Nội

Hiện vẫn còn những con người vẫn đang làm nghề thủ công ở Hà Nội, nó gắn với lịch sử phát triển và thăng trầm của Hà Nội. Ví dụ như nghề vẽ tranh truyền thần, nghề vẽ tranh thờ Hàng Trống, nghề làm đầu lân sư, nghề làm mặt nạ, nghề kim hoàn Hàng Bạc…Xin góp nhặt những bức ảnh, những câu chuyện được thực hiện trong nhiều năm qua, chia sẻ với các bạn cùng một tiếng thở dài. – Nhiếp ảnh gia Lê Bích.

[rpi]

17.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Giờ ở Hà Nội vẫn còn nơi bán hoa cúng để bày lên đĩa, đó là hàng bà Thu trên phố Hàng Khoai, Hà Nội. Bà Thu bán hoa ở Hàng Khoai từ năm 13 tuổi cho đến nay đã được 63 năm. Hàng bà Thu chỉ là vài cái rổ nhựa và cái xô nước bày trên vỉa hè. Từ tháng 1 đến tháng 4 bà Thu bán hoa bưởi, hoa nhài. Tháng 4 cho đến tháng 7 bà Thu bán hoa móng rồng, hoa lan tây, ngọc lan, hoa nhài và mẫu đơn…
18.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Ông Quang, một thợ làm khuôn bánh có thâm niên tại cửa hàng số 59 phố Hàng Quạt (Hà Nội), không chỉ làm khuôn bánh nướng, bánh dẻo mà còn làm khuôn xôi, oản và các loại dấu khắc gỗ. Bên cạnh các khuôn bánh truyền thống như: Cá chép, Rồng, hoa hồng… thì ông Quang còn làm cả khuôn bánh hình các nhân vật trong phim mà trẻ em yêu thích như: Trư Bát Giới, Doreamon…
19.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Anh Thắng người thợ tiện duy nhất còn làm nghề tiện gỗ thủ công ở phố Tô Tịch, Hà Nội. Có lẽ anh sẽ là người thợ cuối cùng ở phố còn làm nghề vì anh có 2 con gái và cả 2 đều không thích theo nghề của bố.
20.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Ông Nguyễn Phương Hùng 52 tuổi ở 26 phố Lò Rèn là một trong những người cuối cùng làm nghề rèn thủ công ở phố cổ Lò Rèn, Hà Nội. Gia đình 3 đời theo nghề này, nhưng hiện chỉ có ông Hùng nối nghiệp.
21.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Ở thôn Hậi Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội vẫn còn gia đình chị Tuyến còn giữ lại nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống và chị Tuyến vẫn tâm đắc nhất với hình ông tiến sĩ giấy.
22.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Hình ảnh ông già nhỏ bé cắt tóc cho khách với chiếc ghế bạc màu thời gian trong căn phòng nhỏ ở phố Lê Văn Hưu đã rất quen thuộc với nhiều người Hà Nội. Đó là ông Ngô Trường Thọ sinh năm 1932, ông Thọ cắt tóc từ năm 1950. Ban đầu ông căt tóc ở vỉa hè phố Nguyễn Du. Năm 1961 ông chuyển về cắt tóc tại 94 Lê Văn Hưu( Hà Nội). Đến giờ hàng ngày ông vẫn cắt tóc, khách hàng của ông chủ yếu là khách quen, có gia đình từ ông tới chắt 4 thế hệ đều cắt tóc của ông.
23.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Xưa nay, nghề đậu bạc làng Định Công đã nức tiếng gần xa, nghệ nhân Quách Văn Hiểu là một trong số ít những người còn lưu giữ trong mình những tinh hoa của nghề . Ông Hiểu đã được phong nghệ nhân ưu tú một danh hiệu cao quý nhất trong giới nghệ nhân.
24.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Bà Xây ở cổng chợ hoa Quảng An. Hàng bà là hai mẹt hoa lẫn lộn gồm : mẫu đơn, lan tây, hoa cau, hoa hồng cắt ngắn. Điều thú vị là bà Xây vẫn gói hoa bằng lá dong rồi buộc lạt theo lối xưa. Bà kể: ” Xưa có nhiều người mua hoa cúng nên tôi đi bán rong khắp phố. Sáng mùng 1 hoặc ngày rằm chỉ cần treo gói hoa ở tay nắm cửa từng nhà rồi cuối tháng mới thu tiền”.
25.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Ở số 6, Hàng Quạt, Hà Nội, người ta vẫn không quên hình ảnh một vị thầy giáo mắt đeo kính cận, dáng người phúc hậu, tính tình cởi mở, hòa nhã.. . ngồi cặm cụi chạm khắc từng thớ gỗ. Thầy Phạm Ngọc Toàn, nói ông là thầy giáo cũng đúng vì ông từng thế, mà bảo ông là nghệ nhân chạm khắc cũng không sai. Là chủ cửa hàng Phúc Lợi, chuyên làm khuôn bánh, khuôn oản, khuôn xôi và những con dấu, con triện.
26.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Một người ngoại tỉnh chuyên làm nghề mài dao kéo được 10 năm. Ông kể : “Mài dao bài để pha thịt ở hàng phở hết 7 phút/con với giá 5.000 đồng. Đá mài dao có 3 loại thô, vừa và mịn, dao sắc phải mài đủ qua 3 loại đá này. Đá được lấy từ núi trên Thái Nguyên”.
27.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Bà Chính (bên phải) 90 tuổi người làng Đại Yên xưa. Hàng ngày bà vẫn bán lá thuốc nam ở cổng làng xưa. Bà tâm sự :” Tôi bán thuốc từ hồi 20 tuổi, về làng làm dâu là tôi theo nghề nhà chồng.”
28.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Anh Lân, một thợ đóng bìa sách lâu năm ở ngõ Tạm Thương. Anh kể với tôi :” Ông tôi đã dọn về đây sống từ năm 1954, tôi là thế hệ thứ 3 . Nhà cửa chật chội thế này nên cũng ngại lấy vợ, dưới tôi còn một cậu em trai năm nay cũng đã 40 nhưng cũng chưa lập gia đình”. Phía sau anh là lối đi chung của xóm.
29.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Ông Khang 75 tuổi bắt đầu sửa phéc-mơ-tuya từ năm 1960 tại 61 phố Hàng Đường (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), đến nay đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, hàng ngày ông vẫn cặm cụi sửa chữa những chiếc phéc-mơ-tuya bị hỏng qua quá trình sử dụng.

Lê Bích | Wanderlust Tips | Cinet

Leave A Comment