Những kinh nghiệm cần thiết khi du lịch lặn biển

(#wanderlusttips) Hè đến những chuyến du lịch lặn biển luôn được nhiều người yêu thích và lựa chọn, đặc biệt là những bạn trẻ thích khám phá, tìm hiểu đại dương. Vậy bạn cần chuẩn bị những gì, và làm thế nào để có một buổi lặn thành công?

[rpi]

Lặn biển là một môn thể thao thám hiểm dưới nước. Môn thể thao này có hai hình thức, lặn có thiết bị hỗ trợ thở và lặn không có thiết bị hỗ trợ thở. Lặn biển không chỉ đòi hỏi thở đúng cách, còn luyện tập một sự tập trung sâu để điều khiển cơ thể trong các dòng nước bồng bềnh.

Vậy để có chuyến đi lặn biển đầy thú vị bạn cần phải chuẩn bị một số dụng cụ cũng như tìm hiểu đôi chút kinh nghiệm khi lặn dưới biển:

1. Đối tượng không nên lặn biển

Những người bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh tim mạch không nên tham gia. Lý do là vì người bệnh không thích nghi được với sự thay đổi đột ngột của áp suất, nhiệt độ không khí giữa trên bờ và dưới nước dẫn đến việc họ có thể bị mất bình tĩnh hoặc quên lời dặn của huấn luyện viên. Điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm vì nhiều khả năng họ sẽ bị ngộp, sặc nước, đau tai… Vì vậy, những du khách trên tuyệt đối không tham gia lặn biển.

2. Theo dõi thời tiết

Chọn ngày nắng nóng hay ngày mát mẻ đều được, quan trọng là biển không động nghĩa là sóng không lớn, gió không nhiều. Một yếu tố khác quyết định để được một chuyến bơi lặn thú vị đó chính là nước phải trong.

Wanderlust-Tips-kinh-nghiem-can-thiet-khi-du-lich-lan-bien
Thời tiết tốt và nước trong là điều kiện cần và đủ để có chuyến lặn biển đầy thích thú.

3. Trước khi lặn biển cần chuẩn bị những gì?

Áo phao lặn biển

Dùng để nổi người khi xuống nước, mặt khác áo phao có tác dụng khác như chống va đập, trầy xước khi sóng đập vào gành đá, san hô. Áo phao được thiết kế thường dùng những màu sắc nổi, sáng có thể phát hiện từ xa nhằm thuận lợi cho công việc cứu hộ. Chọn áo phao ngoài phù hợp với kích thước còn chú ý đến vấn đề cân nặng của mỗi người.

Wanderlust-Tips-kinh-nghiem-can-thiet-khi-du-lich-lan-bien-1 Mắt kính lặn biển

Dùng để quan sát dưới nước, giúp người lặn có thể nhìn thấy rõ cảnh vật phía dưới. Mắt kính tốt là mắt kính có tầm quan sát rộng, nhìn rỏ, lớp su mềm, lặn sâu không vô nước, lâu bị biến chất . Mặt kính trong, chống va đập tốt.

Chân vịt

Giúp cơ động nhanh dưới nước, khi bơi xa, lặn sâu. Khi bơi một phần do tác dụng của lực cản của nước cộng với dòng chảy nếu như không mang chân vịt sẽ nhanh mất sức. Chọn chân vịt cho vừa vặn chân, chật quá gây đau chân hay rộng quá thì có thể bị tụt, mỏi chân. Chân vịt tốt là chân vịt phải có độ dẻo tốt, bền, lực rẽ nước nhiều, thoải mái khi bơi.

Wanderlust-Tips-kinh-nghiem-can-thiet-khi-du-lich-lan-bien-2

Đồ lặn biển

Dùng giữ ấm và bảo vệ trầy xướt khi bị va đập hay vết cắn. Lựa chọn bộ đồ lặn sao cho vừa vặn, không rộng quá nước sẽ lồng hết vào và lưu thông sẽ làm cơ thể mau mất nhiệt. Còn nếu chật quá sẽ khó thao tác và máu khó lưu thông.

Có 3 loại đồ lặn:

  • Bộ đồ lặn sát người (body suit)
  • Bộ đồ lặn ướt (wet suit)
  • Bộ đồ lặn khô (dry suit)

a. Bộ đồ lặn sát người (body suit): Thường làm bằng nolon. Bộ đồ này bảo vệ toàn bộ cơ thể khỏi bị trầy sướt nhưng cách nhiệt rất kém nên chỉ mặc ở vùng nước ấm. Ngoài ra nó cũng giúp chống nắng khi bạn lên khỏi mặt nước.

b. Bộ đồ lặn ướt (wet suit): Đây là loại thông dụng, Có nhiều mẫu mã và độ dày khác nhau nên bộ đồ lặn ướt có khả năng cách nhiệt thích hợp cả ở nước lạnh 10 độ C và nước ấm 30 độ C.

c. Bộ đồ lặn khô (dry suit): Bộ đồ lặn khô cách ly bạn với nước làm cho bạn khô ráo. Nó là loại đồ lặn ấm nhất, chỉ dùng để lặn dưới môi trường nước lạnh dưới 10 độ C.

Ống thở lặn biển

Dùng để thở khi bạn nằm sấp trên mặt nước mà không phải ngẩng đầu lên. Lần đầu dùng trước khi lặn xuống nên mang ổng thở vào và cúi mặt xuống nước thở đều. Khi quen dần rồi muốn lặn thì nín hơi, lặn xuống. Trong khi lặn không được hít vào bằng miệng vì trong ống hiện đang chứa đầy nước nếu không sẽ bị sặc ngay vì uống nước. Dùng được ống thở bạn sẽ rất thỏai và thích thú khi mái khi quan sát thế giới đại dương liên tục mà không cần phải cứ ngước lên, ngụp xuống.

Wanderlust-Tips-kinh-nghiem-can-thiet-khi-du-lich-lan-bien-3

Dao lặn biển

Dao lặn biển chủ yếu dùng để cắt, đào, hay xới. Không được coi dao lặn biển là một vũ khí. Mục đích sử dụng dao trong khi lặn là khi lặn nếu bị vướng phải dây (có thể là cước câu, dây buộc tàu thuyền bị đứt hay vứt bỏ sót lại dưới biển) bị quấn vào khó tháo hoặc không thể tháo ra được. Lúc này dùng dao đang đeo ở chân hay tay cắt đứt sợi dây để thoát lên.

Đồ lặn biển phụ

Bao tay, tất chân, mũ trùm đầu, đồng hồ đo áp suất, nhịp tim… Những đồ dùng này chức năng giữ ấm, chống trầy xướt…

Túi khô chống nước 

Bạn có thể chuẩn bị túi khô chống nước để đựng 1 số đồ dùng chính như: khăn lông, máy ảnh, quần áo dự phòng. Túi này nên chọn màu nổi bật như cam, xanh lá chuối, để dễ tìm kiếm và quan sát từ xa.

4. Phòng tránh một số sinh vật dưới nước

Khi lặn dưới nước ngắm san hô cùng các loại cá và sinh vật biển các loại. Một quang cảnh của thế giới đại dương đẹp lung linh, huyền bí. Nhiều lúc quá mãi mê mà bạn có thể vô tình hay cố ý tiếp xúc một số sinh vật biển có thể có độc tố gây nguy hiểm cho mình, dưới đây là một số sinh vật biển mà người lặn gần bờ hay gặp phải.

Sứa biển: Có rất nhiều loại sứa, có loại có độc tố có loại không, tốt nhất khi gặp chúng thì chỉ quan sát không nên tiếp xúc với nó.

Wanderlust-Tips-kinh-nghiem-can-thiet-khi-du-lich-lan-bien-4

Cầu gai: Đúng như tên gọi, là một sinh vật sống bám trên các tảng đá và các rặn san hô dưới nước. Chúng ít di chuyển, thường thí người lặn không chú ý nhiều khi đạp phải chúng. Có nhiều loại cầu gai, có loại gai dài, có loại gai ngắn, hình dáng và màu sắc khác nhau nhưng nhìn chung nó là hình tròn, có gai tốt nhất là không nên bắt cầm nắm chúng.

Wanderlust-Tips-kinh-nghiem-can-thiet-khi-du-lich-lan-bien-5

Cá Mao: Là một loại cá có màu sắc sặc sở, có vi là những chiếc gai dài chúng có độc tố rất mạnh có thể gây tê buốt, khó thở thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu không mai đụng phải chúng. Chúng ẩn mình trong các rạng san hô, trong các hang, kẻ đá, san hô nên khi gặp chúng thì chỉ ngắm vẽ đẹp của nó tuyệt đối không nên đụng vào.

Wanderlust-Tips-kinh-nghiem-can-thiet-khi-du-lich-lan-bien-6

5. Không bơi lặn ra xa tàu, cano của mình

Khi đi lặn biển ngắm san hô hay săn bắn cá, nhiều người có thể bơi, lặn ra xa nơi đậu của phương tiện tàu thuyền. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích bởi bạn có thể gặp nguy hiểm.

Vì khi bơi lặn gần nơi tàu neo đậu, trên tàu có người quan sát lỡ có sự cố gì thì họ sẽ hỗ trợ cho bạn kịp thời. Một yếu tố khác khi bơi lặn ra xa nơi neo đậu phương tiện đưa đi lặn biển bạn có thể gặp nguy hiểm bởi các phương tiện ghe, tàu qua lại, cũng có thể bạn gặp phải dòng nước chảy,  sẽ đưa bạn đi xa.

6. Những chú ý khác khi lặn biển.

– Tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của hướng dẫn viên địa phương khi lặn biển.

– Trong quá trình lặn biển sẽ phải dùng sức. Nên cần tránh những lưu ý sau:

– Không lặn khi cơ thể đang yếu.

– Không lặn biển khi bạn ăn quá no, hoặc quá đói.

– Không lặn biển khi bạn đang trong tâm trạng không tốt.

– Không lặn biển sau khi uống rượu ( Sẽ gây biến chứng nguy hiểm khi áp suất thay đổi).

Đây là một số quy tắc khi tham gia lặn biển. Hi vọng mùa hè này bạn và gia đình sẽ có những kỳ nghỉ thực sự an toàn khi tham gia tour du lịch lặn biển.

Ảnh: Sưu tầm

TT (tổng hợp) | Wanderlust Tips