Mâm cơm cúng ngày Giỗ Tổ và ý nghĩa đằng sau mỗi món ăn

Việc mỗi gia đình làm mâm cơm cúng trong ngày Giỗ Tổ vừa là để tưởng nhớ công ơn Vua Hùng, vừa là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp và đoàn viên. 

[rpi]

Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng của người Việt

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba

(Ca dao)

Mùng mười tháng 3 âm lịch hàng năm là Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, là ngày quốc lễ lớn của cả dân tộc. Lễ Giỗ Tổ được tổ chức trang trọng với nhiều nghi thức đặc biệt tại Đền Hùng, Phú Thọ. Và vào ngày này, người dân trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí cả kiều bào ở nước ngoài cũng đều tiến hành ăn Giỗ Tổ Hùng Vương. Vì trong tâm thức của người Việt hàng ngàn năm qua, các vua Hùng chính là người có công dựng nước, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Mâm cơm cúng ngày Giỗ Tổ và ý nghĩa đằng sau mỗi món ăn | Wanderlust Tips

Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng được xuất phát từ mạch nguồn truyền thống của dân tộc, đó là phong tục thờ cúng tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà cha mẹ. Từ truyền thống ấy nâng lên một tầm cao hơn là tổ tiên chung của cả dân tộc, hình thành tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng được mọi con dân đất Việt tôn thờ. Tín ngưỡng này thể hiện sự tôn vinh đối với những nhân vật lịch sử đã có công lao dựng nước, theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn” từ ngàn đời của dân tộc Việt.

Hàng năm cứ vào ngày Giỗ Tổ, con Lạc cháu Hồng từ khắp mọi miền lại nô nức tụ hội về Đền Hùng ở chân núi Ngọc Lĩnh, Phú Thọ để tìm về cội nguồn, dâng nén tâm hương tưởng nhớ các vua Hùng. Và không chỉ ở đất tổ Phú Thọ, người dân cả nước cũng thực hiện Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng bằng cách sửa soạn mâm cơm theo phong tục cổ truyền, thành kính dâng lên thể hiện sự tri ân với tổ tiên trong ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3.

Mâm cơm cúng ngày Giỗ Tổ và ý nghĩa đằng sau mỗi món ăn | Wanderlust Tips

Chuẩn bị gì cho mâm cơm cúng ngày Giỗ Tổ

Truyền thống làm mâm cơm tri ân trong ngày Giỗ Tổ được nhân dân ta gìn giữ và được nhà nước khuyến khích nhằm phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng. Mâm cơm dâng cúng Vua Hùng trong ngày Giỗ Tổ không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy nhưng cần sửa soạn tươm tất và quan trọng là sự thành tâm. 

Mâm cơm cúng ngày Giỗ Tổ và ý nghĩa đằng sau mỗi món ăn | Wanderlust Tips

Lễ vật cúng Giỗ Tổ Hùng Vương tại nhà có thể là đồ chay hoặc đồ mặn, tùy theo ý muốn và điều kiện của gia chủ. Cách thức chuẩn bị và bài trí mâm cơm cũng tùy theo phong tục riêng biệt ở mỗi vùng miền. Song, mâm cơm cúng ngày Giỗ Tổ truyền thống sẽ cần có 3 món lễ vật cơ bản, chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc ngàn năm chưa từng đổi thay.

Bánh chưng, bánh dày

Mâm cơm cúng ngày Giỗ Tổ và ý nghĩa đằng sau mỗi món ăn | Wanderlust Tips

Bánh dày màu trắng, hình tròn, thuộc hệ dương, không có góc cạnh tượng trưng cho trời. Bánh chưng có hình dáng vuông vức, thuộc hệ âm và tượng trưng cho đất. Bánh chưng được bọc lá xanh bên ngoài, bên trong nhân thịt và đậu xanh đãi võ tượng trưng cho đất đai, cây cỏ. 

Hai lễ vật bánh chưng và bánh dày trên mâm cơm cúng ngày Giỗ Tổ thể hiện sự đầy đủ hòa hợp âm và dương, sự gắn kết giữa đất và trời, biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở của vạn vật nói lên bao điều tốt đẹp của dân tộc như là đạo lý uống nước nhớ nguồn. . 

Mâm cơm cúng ngày Giỗ Tổ và ý nghĩa đằng sau mỗi món ăn | Wanderlust Tips

Bánh chưng và bánh dày cũng là 2 sản vật của thời kỳ Hùng Vương, khi Lang Liêu được thần nhân mách bảo nên đã dùng các nông sản thường ngày để làm thánh bánh dâng lễ vua cha. Hai món bánh dâng lên rất hợp ý vua Hùng nên Lang Liêu đã được truyền ngôi. Vậy nên từ đó về sau, cứ vào ngày Giỗ Tổ dân ta lại cúng bánh chưng, bánh dày để tưởng nhớ công ơn Vua Hùng và tỏ lòng thành kính với tổ tiên. 

Cơm tẻ

Mâm cơm cúng ngày Giỗ Tổ và ý nghĩa đằng sau mỗi món ăn  Wanderlust Tips

Cơm tẻ cũng là lễ vật không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày Giỗ Tổ. Cơm tẻ cũng là món lương thực hàng ngày được Vua Hùng xưa dạy dân ta cấy lúa mà ra. Trên mâm cỗ vừa có nếp, có tẻ cũng thể hiện ý nghĩa âm dương đầy đủ sẽ sinh sôi. 

Trên mâm cơm cúng, bát nước chấm sẽ được đặt ở giữa mâm tròn, còn 4 bát cơm đặt ở 4 góc mâm. Sự bài trí này tượng trưng cho trời đất vũ trụ, mà con người dù là ở cõi âm hay cõi dương thì đều có cuộc sống trong đó.

Bên cạnh bánh chưng, bánh dày và cơm tẻ, mâm cơm dâng cúng Vua Hùng ngày Giỗ Tổ còn cần có hương, hoa, trầu cau và gạo muối. 

Việc mỗi gia đình làm mâm cơm cúng trong ngày Giỗ Tổ vừa là để tưởng nhớ ơn đức Vua Hùng, vừa là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp và đoàn viên. Đó cũng là cách để dân ta “cùng nhau giữ lấy nước”. 

Wanderlust Tips | Cnet