Văn hóa đón Tết nguyên đán của các nước trên thế giới

(#wanderlusttips) Cũng giống như Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng đón Tết nguyên đán. Đặc biệt đối với những quốc gia ở châu Á như Việt Nam và Trung Quốc thì dịp Tết luôn được coi là ngày lễ quan trọng nhất. Cùng tìm hiểu văn hóa đón Tết đặc trưng của 10 quốc gia dưới đây.

[rpi]

Việt Nam

Có thể nói Trung Quốc và Việt Nam là hai trong số những quốc gia trên thế giới đón Tết nguyên đán lớn và quy mô nhất. Với bề dày lịch sử hào hùng và oanh liệt, những ngày đầu năm người Việt Nam sẽ tổ chức nhiều chương trình, hoạt động hướng đến văn hóa dân tộc và thừa hưởng nhiều hoạt động vui chơi được lưu giữ từ nhiều năm.

Theo đó, vào ngày tết nguyên đán, tất cả mọi người đều chuẩn bị sắm sửa và trang hoàng lại nhà cửa của mình. Họ tin rằng khởi đầu mới đầy may mắn trong ngày đầu năm mới sẽ giúp họ có nhiều sức khỏe, tiền tài và hạnh phúc.

Ngày tết Việt Nam thường bắt đầu từ cuối tháng 12 đến ngày 5 tháng 1 tính theo lịch âm. Vào những ngày đầu năm, người Việt sẽ dâng hương, cúng lễ ông bà, thăm hỏi bà con hàng xóm và những người thân yêu và chúc mừng may mắn đến với gia đình của những người mà họ yêu mến. Sau thời gian này, các gia đình thường cùng nhau đi du xuân tại các chùa.

wanderlust_tips_du_lich_kham_pha_phong_tuc_don_tet_nguyen_dan_10_nuoc_2


Trung Quốc 

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, nền văn hóa Trung Quốc được hình thành cách đây 3.500 năm thế nên đây được xem là một trong những quốc gia có nhiều điều bí ẩn cũng như thú vị cho các cuộc hành hương, du lịch. Cường quốc có tốc độ phát triển như vũ bão về kinh tế nhưng không hề bị lai căng hay mất đi những nét văn hóa dân tộc đậm đà được hình thành và bảo tồn qua hàng nghìn năm đặc biệt là dịp tết nguyên đán.

Cũng giống như Việt Nam thì ngày lễ tết tại Trung Quốc cũng được chia thành các ngày và mỗi ngày cũng có một ý nghĩa nhất định như: ngày mồng 1 cầu rước thần linh; mồng 2 tôn thờ các loại chó và cho chúng ăn thật no; mồng 3, 4 thì con rể sẽ sang nhà chào hỏi bố mẹ vợ; mồng 5 tất cả mọi người phải ở nhà đón thần tài… Song song với đó là nhiều hoạt động diễn ra thường niên và sôi động cũng được rất nhiều người chú ý.

wanderlust_tips_du_lich_kham_pha_phong_tuc_don_tet_nguyen_dan_10_nuoc_1


Nhật Bản

Chịu ảnh hưởng theo vòng văn hóa Đông Á, kể từ năm 1873 Nhật Bản theo lịch Gregorian và năm mới là ngày đầu tiên của tháng giêng dương lịch. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống của dân tộc và được tổ chức nhiều thế kỉ qua.

Người Nhật sẽ dùng những món ăn đặc biệt trong năm mới được gọi là Osechi. Trong đó, ngoài những thứ khác còn có súp Miso và Micho … Vào những ngày đầu năm họ cũng thực hiện các nghi lễ mừng tuổi đầu năm bằng các phong bao lì xì.

wanderlust_tips_du_lich_kham_pha_phong_tuc_don_tet_nguyen_dan_10_nuoc_3


Lào

Tết Lào được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng giêng tuy nhiên thời điểm đó vào mùa đông không thích hợp cho phong tục té nước nên phong tục truyền thống này đã được chuyển sang mùa nóng nhất trong năm.

Do chịu nhiều ảnh hưởng và giao thoa của các nước láng giềng nên Tết cổ truyền tại Lào cũng diễn ra sôi nổi với các chương trình đặc sắc mang nhiều nét văn hóa đa dạng và độc đáo, đặc biệt là phong tục té nước cầu may.

wanderlust_tips_du_lich_kham_pha_phong_tuc_don_tet_nguyen_dan_10_nuoc_4


Campuchia

Tết cổ truyền tại Campuchia hay còn được gọi là lễ hội Chol Chnam Thmay, một lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Theo đó, tại quốc gia này, ngoài việc tôn thờ Phật Giáo thì họ còn tin rằng mỗi năm có một vị thần được sai xuống chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, do vậy, hết năm lại có một vị thần khác xuống. Vào những ngày đầu năm tại Campuchia, người dân sẽ tổ chức các lễ hội truyền thống như: thả đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa…

Khmer New Year - Lithonia, GA2010-146


Thái Lan

Người Thái Lan gọi ngày tết cổ truyền mừng năm mới là Songkran, được tổ chức vào các ngày 13 – 15/4 để đón năm mới. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng thành kín đối với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa và té nước vào người lớn tuổi để tỏ lòng yêu mến.

Trong thời gian này cũng sẽ diễn ra nhiều lễ hội. Ngoài ra, những ngày đầu năm mới, người dân Thái Lan sẽ ăn những món ăn truyền thống và mặc các bộ trang phục mang đặc  trưng của dân tộc mình. Cũng giống như Lào, Thái Lan cũng tổ chức lễ hội té nước nhằm cầu chúc những điều may mắn trong cuộc sống của mình.

wanderlust_tips_du_lich_kham_pha_phong_tuc_don_tet_nguyen_dan_10_nuoc_6


Hàn Quốc 

Tết cổ truyền Hàn Quốc được gọi là Seollal, là ngày quan trọng nhất theo truyền thống của nước này bao gồm một loạt các lễ hội bắt đầu từ ngày đầu năm mới.

Vào những  ngày này, người dân Hàn Quốc sẽ mặc trang phục truyền thống Hanbok nhiều màu sắc và tiến hành nhiều nghi lễ cúng bái tổ tiên. Họ thường dùng món tteokguk, khi món ăn được dùng xong cũng là lúc năm mới thực sự bắt đầu.

Người Hàn Quốc cũng chào đón năm mới dương lịch hay âm lịch bằng cách đến thăm bãi biển phía Đông như tới các thành phố Gangneung và Donghae thuộc tỉnh Gangwon nơi họ có thể nhìn ngắm những tia nắng đầu tiên của năm mới. Bên cạnh đó một loạt các nghi lễ cổ truyền cũng được diễn ra trong những ngày đầu năm.

wanderlust_tips_du_lich_kham_pha_phong_tuc_don_tet_nguyen_dan_10_nuoc_7


Singapore

Diễn ra cùng thời điểm với Tết nguyên đán cổ truyền tại Việt Nam, lễ hội mùa xuân tại Singapore diễn ra với 3 sự kiện chính bao gồm: Lễ hội đón năm mới tại khu phố người Hoa, lễ diễu hành Chingay và lễ hội River Hongbao.

Những ngày đầu năm mới tại Singapore, bạn có thể tham gia nhiều trò chơi và thích thú mua sắm tại các phiên chợ của người Hoa. Bên cạnh đó, tại Singapore, bạn còn được nhận bao lì xì đầu năm theo phong tục của văn hóa châu Á, tham quan triễn lãm tượng khổng lồ các nhân vật thần thoại và 1 con giáp đặc trưng của năm đó…

wanderlust_tips_du_lich_kham_pha_phong_tuc_don_tet_nguyen_dan_10_nuoc_8


Mông Cổ

Tại Mông Cổ ngày tết cổ truyền được xem là ngày Tsagaan Sar. Đối với người Mông Cổ, Tsagaan Sar không chỉ báo hiệu kết thúc một mùa đông kéo dài và lạnh lẽo để chào đón mùa xuân rạo rực, ấm áp mà đây còn là dịp để gia đình và mọi người quân quần bên mâm cơm gia đình ấm cúng.

Vào ngày lễ này mọi ngừoi thường tụ họp lại trong trong nhà của người già nhất vùng để trao đổi các món quà cho nhau, đặc biệt là trẻ em. Sau đó họ sẽ cùng thưởng thức những món ăn truyền thống như: cơm và sữa, cơm và nho khô, thịt cừu nướng… Những người phụ nữ trong gia đình thường trữ một số lượng lớn bánh buuz để sử dụng nhiều ngày.

wanderlust_tips_du_lich_kham_pha_phong_tuc_don_tet_nguyen_dan_10_nuoc_9


Ấn Độ

Ấn Độ là nước ăn tết nhiều nhất. Mặc dù có những ngày đón tết tại các khu vực khác nhau tuy nhiên trong ngày này ai cũng tỏ ra vui vẻ và hạnh phúc.

Lễ hội Holi được xem là lễ hội quan trọng nhất và là lễ hội mùa xuân nổi tiếng của người dân Ấn Độ. Đây còn là dịp để mọi người ăn mừng mùa xuân, đánh dấu sự kết thúc một mùa đông lạnh và sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Vào dịp này mọi người sẽ pha bột màu và nước lên mặt và áo quần bạn bè, gia đình, người thân thậm chí là người lạ. Cùng với đó là hàng loạt các hoạt động đặc sắc, truyền thống của dân tộc này cũng được dịp tưng bừng nở rộ.

Holi, The Festival of Colors, India

Thrillist | Wanderlust Tips | Cinet