Những Người Giữ Nét Tinh Hoa Hà Nội

“Xã hội mỗi ngày phát triển hơn, hiện đại hơn, tuy vậy những nghề thủ công lại dần mai một đi. Vẫn biết là sự phát triển nào cũng có mặt trái và quy luật đào thải là vậy. Với tôi sẽ là một mất mát lớn cho Hà Nội khi những nghề này mất đi” – Nhiếp ảnh gia Lê Bích trải lòng.

Sinh ra trong một gia đình có các cụ thân sinh đều công tác tại Nhạc viện, ông Đặng Nguyên Hào có 10 năm theo học chuyên ngành biểu diễn piano tại trường Âm nhạc Việt Nam (1965-1975). Sau đó, ông được cử đi học một khóa 2 năm về lên dây đàn piano tại Nhà máy Tháng Mười Đỏ ở Moskva. Ngay khi về nước, ông trở thành người lên dây dàn và làm nghề được hơn 30 năm nay. ít ai biết, góp phần không nhỏ để tiếng đàn của nghệ sỹ danh tiếng Đặng Thái Sơn được bay bổng, ngân vang chính là nhờ Đặng Nguyên Hào. Ông là người được NSND Đặng Thái Sơn tin tưởng gửi gắm cây đàn của mình trước mỗi buổi biểu diễn. Ông đã được vinh danh trong cuốn sách “Người Hà Nội” cùng 35 nhân vật tiêu biểu khác
Sinh ra trong một gia đình có các cụ thân sinh đều công tác tại Nhạc viện, ông Đặng Nguyên Hào có 10 năm theo học chuyên ngành biểu diễn piano tại trường Âm nhạc Việt Nam (1965-1975). Sau đó, ông được cử đi học một khóa 2 năm về lên dây đàn piano tại Nhà máy Tháng Mười Đỏ ở Moskva. Ngay khi về nước, ông trở thành người lên dây dàn và làm nghề được hơn 30 năm nay. Ông đã được vinh danh trong cuốn sách “Người Hà Nội” cùng 35 nhân vật tiêu biểu khác
Ông Nguyễn Bảo Nguyên chuyên vẽ truyền thần ở số 47 Hàng Ngang. Ông đã làm nghề được hơn 40 năm, giờ ngoài 80 tuổi hàng ngày ông vẫn miệt mài giữ nghề.
Ông Nguyễn Bảo Nguyên chuyên vẽ truyền thần ở số 47 Hàng Ngang. Ông đã làm nghề được hơn 40 năm, giờ ngoài 80 tuổi hàng ngày ông vẫn miệt mài giữ nghề.
06.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Ông Nguyễn Khắc Cần sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, năm nay đã 83 tuổi và đã có hơn 70 năm chuyên sưu tầm ảnh cũ và bưu ảnh cổ về nhiều lĩnh vực của xã hội nước ta từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Ông có một bộ sưu tập bưu ảnh cổ quý hiếm có khoảng 7 vạn tấm ảnh, tranh vẽ và bưu ảnh cổ.
07.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, làng Ngũ Xã xưa nay đã thành phố Ngũ Xã tấp nập. Hiện ông Nguyễn Văn Ứng còn “sống, chết” với nghề đúc đồng xưa. Được biết đến như một nghệ nhân có tiếng trong nghề đúc đồng, hiện ông cùng con trai mở xưởng làm ra nhiều sản phẩm độc đáo có tính kế thừa cao.
08.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Tiếp nối nghề gia truyền làm mứt và ô mai ông Bùi Văn Hưng 60 tuổi là chủ cửa hàng ô mai Gia Lợi số 8 Hàng Đường (Hà Nội). Ô mai của ông tự làm tự bán và làm theo công thức riêng của gia đình. Từ bé đã đam mê vẽ và nặn tượng, nên tranh thủ những lúc rỗi ông Hưng tạo hình các con vật bằng ô mai và mứt rồi bày ở tủ kính tủ kính trước cửa hàng . Dần dần chiếc tủ kính trước của nhà ông đầy ắp những hình con vật bằng các loại ô mai, mứt nào là: rùa Hồ Gươm, voi mẹ voi con, đàn hạc, đàn kiến…ông không bán mà chỉ bày cho khách xem.
09.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Tại căn gác nhỏ 73 Hàng Than – Hà Nội, hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan đã gắn bó với công việc làm mặt nạ giấy bồi 35 năm. Ông Hoà làm mặt nạ thuần tuý theo lối thủ công truyền thống. Vì thế hàng nghìn chiếc mặt nạ làm ra không cái nào giống cái nào. Ông bảo: “Chừng nào còn sức khỏe thì tôi vẫn còn làm”. Nhưng các con không ai theo nghề và cũng chưa có ai theo học nghề của hai vợ chồng ông.
10.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Ông Hùng (Thanh Xuân, Hà Nội), con trai của một nghệ nhân làm tàu thuỷ sắt tây, người nối nghiệp cha và là người thợ cuối cùng ở làng Khương Hạ còn làm nghề này. Ông Hùng làm quanh năm cung cấp cho các cửa hàng bán đồ lưu niệm cho người nước ngoài ở phố cổ và bán ở chợ Hàng Lược vào dịp Trung thu.
11.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Trên căn gác xép 8m2 ở số nhà 22 Cửa Đông-Hà Nội, ông Lê Đình Nghiêm 66 tuổi, người được xem như nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh dân gian Hàng Trống vẫn miệt mài vẽ tranh. Tranh ông vẽ vẫn theo lối cổ. In viền bằng khuôn gổ cổ trên giấy dó, sau đó vờn màu và vẽ chi tiết bằng bút lông. Cuối cùng là bồi thủ công. Tranh ông vẽ ra đến đâu bán hết đến đó.
12.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Bà Tâm 83 tuổi chuyên làm lẵng thiên nga nhồi bông bán trong căn gác nhỏ tại 79 phố Hàng Lược, Hà nội. Bà kể: “Cũng chả nhớ là nghề này có từ thời nào, tôi làm thiên nga bông từ thời còn nhỏ.”
13.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Tại số nhà 14, ngách 31, ngõ 105 Thụy Khê (Ba Đình, Hà Nội), ông Doãn Hải, người con trai kế nghiệp duy nhất của nghệ nhân Doãn Đại, vẫn còn làm đầu lân sư, đầu rồng theo lối truyền thống. Hàng làm ra bày bán tại 22A Phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
14.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Nghệ nhân Nguyễn Chí Thành – năm nay đã ngoài 60 tuổi – làm nghề từ năm 16 tuổi, hiện là một trong số ít thợ giỏi, có thâm niên của phố nghề này. Bên góc bàn làm việc cũ kỹ ở số 83 phố Hàng Bạc, ông kể:” Tổ tiên nhà tôi là người làng Định Công, tôi học nghề từ bố tôi và làm nghề ở phố Hàng Bạc từ nhỏ. Ở phố Hàng Bạc còn một số ít thợ là người ở Láng và ở Lủ nhưng thường là thợ hoa”
15.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Ông Phạm Quang Xuân từng là một xã viên của HTX chuyên làm dép cao su. Sau năm 1975 khi hoà bình lập lại nhu cầu dép cao su không còn nhiều nên HTX phải giải tán. Ông Xuân chuyển sang làm nghề cơ khí . Rồi đến năm 1995 khi về nghỉ hưu, máu nghề nghiệp nổi lên, ông Xuân lại lôi đồ nghề ra làm vài đôi dép để đi chơi, tặng bạn bè. Dần dần có nhiều người thích đi dép ông Xuân làm. Giờ đây ông dép ông làm ra không kịp bán, làm đến đâu bán hết đến đó.
16.Wanderlusttips-Le-Bich-Nguoi-giu-net-tinh-hoa-Hanoi
Ông Phúc 71 tuổi người chuyên sửa chữa, phục hồi và sưu tầm quạt điện cổ ở 2 Tạ Hiện, Hoàn Kiếm, Hà Nội . Nhà ông có nhiều quạt cổ nhất Hà Nội và được mọi người gán cho cái tên “vua” quạt cổ. Đặc biệt ông Phúc có sưu tầm được một chiếc quạt cổ từ lúc chưa phát minh ra điện đó là chiếc quạt chạy bằng chạy bằng dầu hỏa đốt nóng nồi hơi và tạo ra áp lực để quay cánh quạt thông qua một trục khuỷu của Đức sản xuất năm 1873.

Lê Bích | Wanderlust Tips | Cinet

Trả lời