Những lý do có một không hai khiến du khách ngồi tù khi đi du lịch nước ngoài

(wanderlusttips) “Nhập gia tùy tục” là lời khuyên hữu ích cho các du khách du lịch nước ngoài. Mỗi quốc gia đều có phong tục hay những điều luật riêng yêu cầu người dân và cả những du khách phải tuân thủ nghiêm ngặt, dù chúng có kỳ cục và ngớ ngẩn đến đâu.

1. Ngày Valentine, Ả Rập Saudi

wanderlusttips-nhung-ly-do-co-mot-khong-ai-khien-ban-ngoi-tu-khi-du-lich-nuoc-ngoai-1

Một điều luật kỳ lạ ở Ả Rập Saudi, tại đây người ta cho rằng ngày Valentine vi phạm tín ngưỡng Hồi giáo. Để đảm bảo người dân không bí mật gửi quà và hoa cho người yêu của mình, chính phủ đề nghị mọi cửa hàng bán hoa và quà tặng bỏ tất cả những thứ gì liên quan đến màu đỏ hoặc có dấu hiệu của sự lãng mạn trước ngày lễ. Tuy nhiên, việc cấm này không quá thành công. Bạn vẫn có thể lén lút mua hoa hồng đỏ tại các thị trường chợ đen với giá cao gấp 6 lần ngày thường.

2. Pokemon, Ả Rập Saudi

wanderlusttips-nhung-ly-do-co-mot-khong-ai-khien-ban-ngoi-tu-khi-du-lich-nuoc-ngoai

Ở Ả Rập Saudi cấm Pokemon. Lý do của điều kỳ lạ này vì có thành viên chính phủ cho rằng Pokemon là một phần âm mưu của người Do Thái nhằm tẩy não giới trẻ thế giới và “thúc đẩy chủ nghĩa phục quốc Do thái” qua cách miêu tả ngôi sao sáu cánh và cờ bạc. Nếu bạn là một fan của Pokemon, nhớ để tất cả mọi thứ liên quan ở nhà trước khi du lịch đến đất nước này.

3. Kẹo cao su, Singapore

Quy định này đã quá nổi tiếng trên khắp thế giới. Sẽ là bất hợp pháp nếu bạn nhập khẩu hoặc nhai kẹo cao su ở Singapore. Những hành động trên có thể bị quy vào tội xả rác và phá hoại, khiến bạn gặp rắc rối với luật pháp nước này.

wanderlusttips-nhung-ly-do-co-mot-khong-ai-khien-ban-ngoi-tu-khi-du-lich-nuoc-ngoai-2

Theo phát ngôn viên chính phủ Singapore, trước khi có lệnh cấm, nhiều chuyến tàu điện ngầm đã bị hoãn vì những kẻ phá hoại nhét kẹo cao su vào khe cửa khiến cửa không đóng vào được. Ngoài những trường hợp cho phép nhai kẹo cao su cho mục đích y tế như nicotine thì các trường hợp khác vi phạm se phải chịu khoản tiền phạt ở mức 500 đến 1.000 đôla.

4. Vịt Donald, Phần Lan

PROMO Donald Duck Disney

Có một huyền thoại nói rằng lệnh cấm này bắt nguồn từ việc vịt Donald không… mặc quần. Thế nhưng có lý do khác hợp lý hơn là các chính trị gia cho rằng giới trẻ đang lãng phí tiền vào bộ truyện tranh nổi tiếng của Mỹ.

5. Phụ nữ xem bóng chuyền nam, Iran

wanderlusttips-nhung-ly-do-co-mot-khong-ai-khien-ban-ngoi-tu-khi-du-lich-nuoc-ngoai-4

Bạn là phụ nữ và thích xem bóng chuyền nam? Vậy Iran không phải nơi bạn nên đến. Việc nữ giới xem bóng chuyền nam tại Iran khiến họ có thể mất đi 2 năm cuộc sống quý giá của mình sau song sắt.

6. Giật nước nhà vệ sinh muộn, Thụy Sĩ

wanderlusttips-nhung-ly-do-co-mot-khong-ai-khien-ban-ngoi-tu-khi-du-lich-nuoc-ngoai-5

Tại Thụy Sĩ, giật nước nhà vệ sinh sau 10 giờ tối là bất hợp pháp. Chính phủ nước này cho rằng ô nhiễm tiếng ồn đáng phê phán hơn ô nhiễm khứu giác. Vì vậy, nếu có cần thiết giật bồn cầu thì bạn nên cố gắng đợi đến sáng hôm sau.

7. Đi… tè, Bồ Đào Nha

wanderlusttips-nhung-ly-do-co-mot-khong-ai-khien-ban-ngoi-tu-khi-du-lich-nuoc-ngoai-6

Tại Bồ Đào Nha, sẽ là bất hợp pháp nếu bạn “xả nước” xuống biển.

8. Để xe bẩn, Nga

wanderlusttips-nhung-ly-do-co-mot-khong-ai-khien-ban-ngoi-tu-khi-du-lich-nuoc-ngoai-7

Tại Nga, sẽ là trái luật nếu bạn lái một chiếc xe hơi bẩn và bụi bặm trên đường phố.

9. Búp bê “E.T”, Pháp

wanderlusttips-nhung-ly-do-co-mot-khong-ai-khien-ban-ngoi-tu-khi-du-lich-nuoc-ngoai-8

Ở Pháp, sẽ là vi phạm pháp luật nếu bán một con búp bê “E.T”. Họ có một đạo luật ngăn cấm việc buôn bán những con búp bê không có khuôn mặt người.

10. Thời trang Emo, Nga

Nếu bạn thích thời trang Emo, bạn nên suy nghĩ trước khi đến Nga. Chính phủ Nga có một lập trường rất mạnh mẽ đối với những bộ trang phục này, họ cho rằng việc cấm trên nhằm ngăn chặn tỉ lệ tử vong cao trong thanh thiếu niên.

wanderlusttips-nhung-ly-do-co-mot-khong-ai-khien-ban-ngoi-tu-khi-du-lich-nuoc-ngoai-9

Thời trang Emo là một trong những căn cứ lớn nhất thể hiện những người theo chủ nghĩa Emo. Emo hay bắt nguồn từ “Emotion” (cảm xúc) là trào lưu sống dựa theo cảm xúc, “tôn thờ” chán nản, buồn rầu và rất dễ bị tổn tưởng của một số lớp trẻ hiện nay.

Dân Trí | Wanderlust Tips | Cinet