Bún qua cầu: Món ăn thấm đậm nghĩa tình vợ chồng

Nếu có dịp ghé Vân Nam, Trung Quốc, du khách đừng bỏ qua món bún qua cầu độc đáo và đầy ý nghĩa của người dân nơi đây. 

Món bún qua cầu được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt gà, thịt lợn, mực, đậu phụ, nấm, hành, hẹ, bún, trứng chim cút, hành tây, rau cải, đu đủ, cà rốt cùng các gia vị như nước tương, muối, gừng, tỏi…

Các bước sơ chế và chế biến món bún này rất công phu. Đặc biệt, nước dùng của nó phải được ninh từ thịt gà trong khoảng từ 5 – 6 tiếng để có được vị ngọt thanh thơm ngon. Phía trên mặt nước luôn có một lớp mỡ nhằm giữ cho nước dùng nóng lâu. Mặc dù có lớp mỡ béo ngậy nhưng món ăn không bị ngấy bởi nước dùng được nêm nếm thêm ít vị chua, làm tăng khẩu vị của người dùng. Sợi bún của món bún qua cầu là sợi to, tròn.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Bún qua cầu: Món ăn thấm đậm nghĩa tình vợ chồng

Khi ăn, thực khách sẽ được kích thích cả về vị giác lẫn thị giác. Các trình bày món ăn này nhìn sơ qua có vẻ giống như cách trình bày khi chúng ta hay ăn lẩu. Người ta sẽ mang ra một cái mâm lớn, các nguyên liệu như thịt lợn, mực, đậu phụ, nấm, rau cải, đu đủ, cà rốt được sơ chế và bày ra trong từng bát, từng đĩa khác nhau cùng với một bát bún và một bát nước dùng.

Việc thưởng thức món bún qua cầu là cả một nghệ thuật bởi mọi thứ phải được làm theo đúng trình tự: trước tiên thì phải cho trứng vào bát nước dùng, đợi một lúc trước khi cho thịt, rau, nấm… vào. Cuối cùng mới cho bún vào bát. Nếu ăn cay, bạn có thể cho thêm một chút ớt.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Bún qua cầu: Món ăn thấm đậm nghĩa tình vợ chồng

Người dân Vân Nam truyền nhau kể rằng, món bún qua cầu chính là một câu chuyện về nghĩa tình phu thê sâu nặng của tổ tiên. Ngày xưa, có một chàng thư sinh thông minh nhưng lại không chuyên tâm học hành. Sau khi được người vợ khuyên nhủ và động viên, chàng liền tỉnh ngộ và chuyên tâm tu chí học hành tại một hòn đảo nhỏ giữa hồ. Hàng ngày, người vợ đều phải nấu cơm, băng qua một cây cầu dài nên cơm canh khi đến nơi thường nguội lạnh, người chồng ăn không ngon miệng nên gầy đi. Mặc dù vợ chàng đã tìm nhiều cách để cải thiện bữa ăn nhưng đều không thành công.

Về sau, trong một lần luộc gà và làm bún mang sang cho chồng, đứa con nhỏ đùa nghịch cho miếng thịt vào bát canh. Tuy nhiên, sau khi vớt miếng thịt lên thì nàng thấy thịt đã chín và có mùi vị rất thơm ngon. Nàng bèn để thịt, bún riêng còn nước canh thì cho vào ấm. Khi mang đến cho chồng, nước canh vẫn còn ấm nóng mà không bị nguội đi dù phải đi một quãng đường xa. Từ đó trở đi, người chồng ăn ngon hơn và thi đỗ cử nhân để không phụ công vợ mình. Món bún này được người chồng gọi là bún qua cầu và về sau trở thành món ăn nổi tiếng của Vân Nam.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Bún qua cầu: Món ăn thấm đậm nghĩa tình vợ chồng

Wanderlust Tips | Cinet