Chợ động vật hoang dã ở Indonesia ế ẩm giữa mùa dịch Covid-19

Từng là địa điểm thu hút rất đông khách du lịch và người dân địa phương nhưng thời gian gần đây, những khu chợ động vật hoang dã tại Indonesia trở nên im ắng lạ thường do sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19.

Trước những lo ngại về đại dịch Covid-19, khách du lịch và người dân địa phương đã thực hiện chính sách tự cách ly tại nhà khiến các khu chợ buôn bán động vật hoang đã từng rất sầm uất tại Indonesia nay lạ im ắng lạ thường.

Chợ động vật hoang dã Satria thuộc thị trấn Denpasar nằm ở phía Nam đảo Bali, Indonesia là một khu chợ nổi tiếng chuyên buôn bán kinh doanh các loài động vật hoang dã như dơi, khỉ, các loài chim, cá… Với diện tích khoảng 5.000m2, khu chợ này từng là điểm du lịch nổi tiếng thu hút hàng nghìn khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, kể từ ngày 11/4 đến nay, khu chợ động vật này hoàn toàn vắng bóng du khách.

Tạp chí Wadnerlust Tips | Chợ động vật hoang dã ở Indonesia ế ẩm giữa mùa dịch

Cũng tại chợ Tomohon – còn được biết đến với cái tên chợ Beriman thuộc tỉnh Bắc Sulawesi, Indonesia, doanh thu bán thịt dơi và các loại động vật hoang dã khác đã giảm 30%. Nguyên nhân là do chính sách cách ly xã hội của chính phủ Indonesia và các khuyến cáo người dân không nên ăn thịt dơi nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.

Trước đó, các tổ chức phúc lợi động vật như Change for Animal, Flight, Jakarta Animal Aid Network và Animal Asia đã kêu gọi chính phủ Indonesia nghiêm cấm tất cả hoạt động buôn bán động vật hoang dã để lấy thịt, đặc biệt là chim và động vật có vú đồng thời đóng cửa khu chợ bán động vật để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh từ động vật sang người. Mặc dù yêu cầu đó chưa được thực hiện, song các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và việc buôn bán động vật đã được tiến hành.

Tạp chí Wadnerlust Tips | Chợ động vật hoang dã ở Indonesia ế ẩm giữa mùa dịch

Tạp chí Wadnerlust Tips | Chợ động vật hoang dã ở Indonesia ế ẩm giữa mùa dịch
Ảnh: Internet

Indonesia là quốc gia có hệ sinh thái phong phú, đa dạng nhưng cũng nổi tiếng với thị trường chợ đen buôn bán bất hợp pháp các loại động vật cần được bảo vệ. Theo các nhà khoa học, điều kiện vệ sinh yếu kém tại các khu chợ động vật sống là nguyên nhân trực tiếp gây ra các mầm bệnh mới nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.

Tính đến ngày 13/4, Indonesia đã ghi nhận hơn 4.500 ca nhiễm, trong đó có 280 trường hợp tử vong, đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau Philippines và Malaysia.

Theo SCMP | Wanderlust Tips