Chuyện về những chiếc giày gỗ, niềm tự hào của văn hóa Hà Lan

Nhắc đến Hà Lan, mọi người thường nghĩ đến những chiếc cối xay gió khổng lồ hay những cánh đồng hoa tuylip bất tận đầy màu sắc. Tuy nhiên, ở xứ sở này còn một biểu tượng văn hóa vô cùng quan trọng, đó là những chiếc giày gỗ Hà Lan. 

NGUỒN GỐC CỦA GIÀY GỖ HÀ LAN

Giày gỗ hay guốc gỗ Hà Lan có tên gọi khác là Clogs, có lịch sử hơn 700 năm và là một bộ phận quan trọng cấu thành phục trang dân tộc của Hà Lan. Vốn là một đất nước có điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt, đặc biệt vào mùa đông, nên người dân ở đây phải tìm ra cách để chống chọi và thích nghi với thời tiết trong điều kiện thiếu thốn.

Tạp chí Wanderlust Tips Chuyện về những chiếc giày gỗ, niềm tự hào của văn hóa Hà Lan

Những chiếc giày gỗ Hà Lan được làm bằng cách khoét rộng miếng gỗ để tạo thành một cái đế chắc chắn, phần mũi được chuốt vểnh lên như chiếc thuyền. Phía trong lòng giày sẽ được thêm rơm để vừa êm vừa ấm.

Ban đầu, đế của những chiếc giày được làm bằng gỗ còn phần quai được làm bằng da và gim vào đế bằng những chiếc đinh. Dần dần, để bảo vệ đôi chân trước mùa đông băng giá, người dân Hà Lan đã thay thế hoàn toàn quai da thành gỗ. Những chiếc giày đầu tiên có màu gỗ trơn mộc mạc.

Tạp chí Wanderlust Tips Chuyện về những chiếc giày gỗ, niềm tự hào của văn hóa Hà Lan

Vào năm 1550, họa sĩ Pieter Brueghel the Elder là người đầu tiên vẽ những hoa văn trang trí lên đôi giày truyền thống này, và biến những chiếc giày gỗ như những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Từ đây, làng nghề làm giày gỗ đầu tiên được hình thành. Thời kỳ đầu, giày gỗ được làm thủ công một cách khéo léo. Mãi đến đầu thế kỷ 20, máy móc mới được đưa vào để thay thế con người và sản xuất ra những đôi giày đều hơn với giá thành rẻ hơn.

Tạp chí Wanderlust Tips Chuyện về những chiếc giày gỗ, niềm tự hào của văn hóa Hà Lan

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, những đôi giày gỗ đột nhiên biến mất và nhường chỗ cho những đôi giày da. Thế nhưng, không lâu sau đó, giày gỗ đã trở lại với tên gọi mới – Swedish. Giày Swedish vẫn có đế gỗ truyền thống nhưng phần trên được làm bằng da. Những chiếc giày này nhanh chóng được ưa chuộng. Những năm 1970 đến 1980, Swedish rất thời thượng cho quý ông, đến những năm 1980 đến 1990 thì lại rất thời thượng cho phụ nữ. Những đôi giày gỗ đế rất cao cũng được xuất hiện trong thời gian này, có đôi cao từ 6 – 8 inches (khoảng 15 – 20cm)

Hiện nay, những đôi giày gỗ cổ nhất được lưu giữ tại các viện bảo tàng được cho là xuất hiện vào khoảng những năm 1230 đến 1280, tìm thấy tại thành phố Amsterdam và Rotterdam, với kiểu dáng không thay đổi nhiều so với hiện nay.

Tạp chí Wanderlust Tips Chuyện về những chiếc giày gỗ, niềm tự hào của văn hóa Hà Lan

BIỂU TƯỢNG CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG HÀ LAN

Mặc dù ngành sản xuất giày dép hiện nay rất phát triển, song nhiều nông dân và ngư dân Hà Lan vẫn duy trì thói quen đi giày gỗ và trong các gia đình vẫn có chỗ riêng để giày gỗ.

Chiếc giày gỗ hiện diện trong đời sống của mỗi người dân, giúp họ giữ ấm bàn chân, tránh ẩm ướt. Bên cạnh đó, nó còn góp mặt trong các điệu nhảy truyền thống như Klompen. Những đôi giày để nhảy thường được đóng bằng gỗ tầng bì và nhẹ hơn. Để tạo ra những điệu nhảy và âm thanh vui nhộn, các vũ công sẽ dùng mũi giày gỗ để gõ xuống sàn.

Tạp chí Wanderlust Tips Chuyện về những chiếc giày gỗ, niềm tự hào của văn hóa Hà Lan

Không chỉ vậy, đối với người Hà Lan, những chiếc giày gỗ còn được xem nhưng là tín vật đính ước. Thông thường, khi một đôi trai gái đính hôn, người con trai phải tặng cho người con giá một đôi giày gỗ. Một vài đám cưới còn tặng giày gỗ cho khách đến dự đám cưới.

Những chiếc gỗ Hà Lan đã trở thành một món quà không thể thiếu cho mỗi khách du lịch khi đến thăm và muốn lưu giữ chút kỷ niệm về đất nước của những chiếc cối xay gió và hoa tulip xinh đẹp này.

Tạp chí Wanderlust Tips Chuyện về những chiếc giày gỗ, niềm tự hào của văn hóa Hà Lan

Wanderlust Tips | Cinet

Comments are closed.