Liệu rạn san hô Great Barrier có dần biến mất?

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, rạn san hô Great Barrier – một trong những hệ sinh thái biển quý giá bậc nhất hành tinh đã mất đi một nửa quần thể trong vòng ba thập kỷ.

Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu Rạn san hô ARC ở bang Queensland, Australia đã công bố cuộc điều tra mật độ cá thể san hô ở rạn san hô Great Barrier ngoài khơi bờ biển Australia. Theo các nhà nghiên cứu, hầu hết quần thể san hô thuộc địa có kích thước nhỏ, vừa và lớn đã suy giảm nghiêm trọng trong vòng ba thập kỷ từ năm 1995 đến năm 2017 do nhiệt độ Trái đất nóng lên, gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô.

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Rạn san hô Great Barrier có trở thành ‘nghĩa địa’?

Giáo sư Terry Hughes, một trong những tác giả nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Rạn san hô ARC cho biết: “Chúng tôi nhận thấy số lượng san hô nhỏ, vừa và lớn đã giảm hơn 50% kể từ những năm 1990. Mức nhiệt cao kỷ lục kéo dài gây ra nhiều đợt tẩy trắng san hô vào các năm 2016, 2017 và làm suy yếu rạn san hô nhỏ và san hô trưởng thành ở thời kỳ sinh sản. Hiện tượng này xuất hiện ở cả vùng nước nông và sâu trên hầu hết các loài, đặc biệt là san hô phân nhánh và san hô hình bàn.”

Hiện tượng tẩy trắng xuất hiện hàng loạt ở Great Barrier là kết quả của việc san hô phản ứng căng thẳng do thay đổi môi trường ánh sáng và nhiệt độ. Khi nước biển quá nóng, các rạn san hô phải đẩy tảo sống ra khỏi cơ thể mình khiến chúng dần bị vôi hóa, chuyển sang màu trắng và chết đi. Giáo sư Hughes chia sẻ: “Chúng tôi từng nghĩ rằng Great Barrier Reef được bảo vệ bởi kích thước tuyệt đối của nó, nhưng kết quả nghiên cứu lại cho thấy ngay cả hệ thống rạn san hô lớn nhất và được bảo vệ tương đối tốt trên thế giới đang ngày càng bị xâm hại và suy giảm.”

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Rạn san hô Great Barrier có trở thành ‘nghĩa địa’?
Ảnh: Internet

Với sự thay đổi khí hậu làm gia tăng tần suất nhiễu động rạn san hô như sóng nhiệt biển, các tác giả đồng nghiên cứu cho biết cần có cơ sở dữ liệu tốt hơn quản lý xu hướng mật độ cá thể san hô để tìm ra tốc độ và khả năng phục hồi giữa các đợt nhiễu động cũng như thực hiện các biện pháp cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu càng sớm càng tốt. San hô đóng vai trò quan trọng, cung cấp môi trường sống cho nhiều loài cá và sinh vật rạn san hô khác. Sự suy giảm các rạn san hô trên diện rộng dẫn đến phá hủy môi trường sống của chúng, làm giảm sự phong phú các loài cá và năng suất khai thác thủy sản.

Lonely Planet | Wanderlust Tips