Độc đáo lễ hội người chết Obon ở Nhật Bản

Cứ vào tháng 7, tháng 8 hàng năm, đất nước Nhật Bản lại rộn ràng chuẩn bị cho Lễ hội Obon – Lễ hội người chết để tưởng nhớ những người thân đã qua đời.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Độc đáo lễ hội người chết Obon ở Nhật Bản
Đây là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo. Đó là lúc người Nhật xa xứ lại trở về quê hương và quây quần bên nhau cùng tưởng nhớ những người thân đã khuất. Thời khắc ấy khiến hai thế giới âm dương như hòa làm một trong tâm thức mỗi người.

NGUỒN GỐC LỄ HỘI OBON

Obon là dạng viết tắt của Ullambana, có nguồn gốc từ tiếng Sanskrit, có nghĩa là “treo ngược lên”, dùng để chỉ một sự giải thoát to lớn. Người Nhật tin rằng vào ngày này những người chết có thể thoát khỏi cảnh khổ cực của việc bị treo ngược lên dưới địa ngục do những tội ác mà họ đã làm.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Độc đáo lễ hội người chết Obon ở Nhật Bản

Nhiều học giả cho rằng lễ hội này bắt nguồn từ Urabon-kyo, một kinh sách trong đạo Phật. Theo đó, một đệ tử của Đức Phật tìm thấy mẹ anh ở trong vương quốc của những ác ma, nơi linh hồn bị bỏ đói và khao khát trở về thế giới bên kia. Đức Phật đã chỉ giáo cho anh đặt thức ăn và nước uống, sau đó nhờ các nhà sư cúng tế vào ngày trăng tròn thứ 7 trong năm. Điều đó sẽ giải thoát những linh hồn khỏi sự hành hạ.

Đúng như kinh sách, những gia đình trên khắp Nhật Bản lại trở về quê hương sinh thành những ngày giữa tháng 7 này (hoặc tháng 8 ở một số vùng) để thể hiện sự tưởng nhớ người đã khuất, cũng như giải thoát những linh hồn vẫn chưa được yên nghỉ.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Độc đáo lễ hội người chết Obon ở Nhật Bản

Trải qua thời gian dài, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu.

Thời gian tổ chức lễ hội ở mỗi vùng miền có sự khác biệt song đều diễn ra từ 3 đến 4 ngày :

  • Obon tháng 7: tổ chức vào ngày 15/7 dương lịch, ở các vùng như Tokyo, Yokohama và Tohoku.
  • Obon cũ: tổ chức ngày 15/7 âm lịch ở các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam.
  • Obon tháng 8: được tổ chức vào ngày 15/8 dương lịch. Đây là ngày phổ biến nhất và là ngày hội Obon lớn nhất được tổ chức tại cố đô Kyoto.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Độc đáo lễ hội người chết Obon ở Nhật Bản

CÁC NGHI THỨC TRONG LỄ HỘI OBON

Lễ hội thường bắt đầu với nghi lễ Mukaebi (Đón các linh hồn) – dẫn dắt những linh hồn về với quê nhà bằng ánh sáng của ngọn lửa và đèn lồng. Sau đó là lễ Okuribon (Tiễn các linh hồn), các gia đình đều lập nên 2 “shoryo-dana” – bàn thờ với trái cây, hương và hoa – một cho tổ tiên của gia đình và thứ hai cho các linh hồn chưa yên nghỉ. Ngoài ra Obon còn có các nghi lễ phổ biến khác như dọn dẹp và trang trí các ngôi mộ của tổ tiên, chuẩn bị các bữa ăn đặc biệt cúng tổ tiên…

Sau phần lễ và phần hội với nhiều hoạt động tín ngưỡng được người dân Nhật Bản tổ chức. Quan trọng nhất trong đó chính là sự kiện dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất trở về trời bằng 5 đám lửa lần lượt được đốt lên ở 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Những đám lửa lớn được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán. Bắt đầu là chữ Đại (Daimonji), rồi đến Diệu (Myo), Pháp (Ho) và Thuyền (Funagata), chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji, gần với chùa Vàng. Mặc dù có nhiều nguồn gốc khác nhau về Lễ dâng lửa, nhưng đa số đều cho rằng phong tục này bắt đầu vào thời Muromachi (1336-1573).

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Độc đáo lễ hội người chết Obon ở Nhật Bản

Và sau khi đám lửa đã cháy hết, các điệu múa của Lễ hội Bon sẽ được tổ chức tại chùa Yusen-ji dưới chân các ngọn núi. Điệu múa Bon Odori là một điệu nhảy dân gian của cộng đồng, là điểm nhấn của lễ hội. Điệu nhảy rất đơn giản, vì thế mọi người đều có thể tham gia vào đám đông nhảy múa mà không cần đến kỹ năng. Các vũ công trang điểm và khoác lên mình vẻ ngoài giống với các nhân vật dân gian nổi tiếng. Mọi người nhảy múa xung quanh một sân khấu, nơi nhạc sĩ và các tay trống taiko trình diễn.

Đêm cuối cùng của Obon kết thúc với nghi thức “okuribi” – lời từ giã và chào tạm biệt những linh hồn với ánh sáng của lửa trại và đèn lồng rực rỡ.

Wanderlust Tips | Cinet