Khám phá vẻ đẹp ẩm thực Tây Tạng

Ẩm thực Tây Tạng luôn có một sự quyến rũ khó cưỡng lại với khách du lịch đã, đang và sẽ đặt chân đến vùng đất được mệnh danh là nóc nhà của thế giới này. 

1. NHỮNG LOẠI THỨC UỐNG NGON, BỔ DƯỠNG

Trà ngọt và trà bơ

Nếu bạn là người thích uống trà thì khi đặt chân đến Tây Tạng bạn sẽ được thưởng thức hai loại trà đặc biệt chỉ có ở nơi đây, đó là trà ngọt và trà bơ. Trà ngọt được pha chế đơn giản với nước trà đen nóng pha cùng sữa tươi hoặc sữa bột, thêm chút đường.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Ẩm thực Tây Tạng: Vẻ đẹp của "nóc nhà thế giới"

Trà bơ thì phức tạp hơn một chút. Nước trà đen được đun nóng và lọc bỏ cặn trà, sau đó cho bơ vào khuấy mạnh tay cho đến khi bơ tan hết. Cuối cùng đổ trà ra ấm đồng và giữ ấm trên bếp. Trà bơ có vị béo ngậy và luôn được uống khi nóng. Đây là hai loại trà có hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe nên rất phổ biến ở Tây Tạng.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Ẩm thực Tây Tạng: Vẻ đẹp của "nóc nhà thế giới"

Rượu lúa mạch Tây Tạng

Nhắc đến ẩm thực Tây Tạng không thể không nhắc đến rượu lúa mạch thơm ngon. Rượu lúa mạch nơi đây khác hẳn với tất cả các loại rượu khác trên thế giới bởi nó không cay, không đắng mà lại hơi chua chua, ngọt ngọt, độ cồn thấp nhưng vẫn đủ để bạn cảm thấy ấm người. Thức uống này còn đặc biệt bởi cách thưởng thức “3 ngụm 1 ly”, tức là uống ngụm đầu tiên xong rót đầy, uống tiếp ngụm nữa lại rót đầy, uống tiếp ngụm thứ ba lại rót đầy và cuối cùng là cạn hết ly.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Ẩm thực Tây Tạng: Vẻ đẹp của "nóc nhà thế giới"

2. CÁC MÓN BÁNH TRUYỀN THỐNG

Bánh Tsampa

Bánh Tsampa là món ăn chính không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Tây Tạng. Loại bánh này được làm từ lúa mạch hoặc đậu Hà Lan. Lúa mạch được xay nhuyễn và xào chín trộn thêm trà bơ, trà mặn, sữa chua hoặc rượu lúa mạch rồi viên thành bánh. Bánh Tsampa có vị hơi ngọt và bùi bùi. Bạn nên thưởng thức bánh Tsampa khi uống trà ngọt hoặc trà bơ để tận hưởng được hết tinh hoa ẩm thực Tây Tạng trong những món ăn đặc biệt này.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Ẩm thực Tây Tạng: Vẻ đẹp của "nóc nhà thế giới"

Bánh bao Momo

Bánh bao vốn chẳng xa lạ trong ẩm thực Trung Quốc, Nhật Bản, Nelpan và một số nước Trung Á. Thế nhưng, bánh bao Momo trong ẩm thực Tây Tạng lại hoàn toàn khác với vỏ bánh dày hơn, bánh to và nặng hơn. Nhân bánh được làm chủ yếu từ thịt cừu nên có hương vị rất đậm đà. Bánh bao Momo thường được người Tây Tạng đem hấp hoặc chiên giòn.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Ẩm thực Tây Tạng: Vẻ đẹp của "nóc nhà thế giới"

Bánh mỳ Balep và bánh mặn Sha Balep

Hai loại bánh này là những món ăn sáng nổi tiếng trong cuộc sống của người dân Tây Tạng. Nếu bánh mỳ ở các nước trên thế giới thường được chế biến bằng cách nướng trong lò, thì bánh mỳ của Tây Tạng thì lại được chiên giòn trên chảo không dầu, chỉ có một chút bơ.

Bánh mỳ Balep được làm từ bột lúa mỳ, thường có dạng dẹt với cách chế biến đơn giản. Bột mỳ được nhào kỹ với bột nở và nước, có thể cho thêm muối hoặc bơ mặn để bánh mềm và đậm đà. Sau đó, những chiếc bánh sẽ được tạo hình tròn dẹt rồi đem đi chiên giòn.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Ẩm thực Tây Tạng: Vẻ đẹp của "nóc nhà thế giới"

Còn bánh mặn Sha Balep thì được làm từ bột nhão và nhân thì gồm nhiều loại thịt khác nhau. Cả 2 loại bánh này đều được ăn kèm với thịt hầm, cà ri, hoặc món thịt chiên Shapta.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Ẩm thực Tây Tạng: Vẻ đẹp của "nóc nhà thế giới"

3. HAI MÓN MỲ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ẨM THỰC TÂY TẠNG

Tây Tạng nổi tiếng với hai loại mỳ là mỳ tạng và mỳ nguội. Sợi mỳ tạng thường dài, óng mượt, có màu lúa mách còn mỳ nguội thì có sợi dẹt nhưng dày và có màu trắng ngà. Điểm nhấn của mỳ tạng chính là nước dùng thanh ngọt, đậm đà, béo ngậy nhưng không ngán.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Ẩm thực Tây Tạng: Vẻ đẹp của "nóc nhà thế giới"

Còn mỳ nguội làm du khách say mê bởi phần nước sốt ớt thanh đạm, không quá cay và thường được ăn kèm với khoai tây chiên.

Tạp chí Du lịch Wanderlust Tips Ẩm thực Tây Tạng: Vẻ đẹp của "nóc nhà thế giới"

Wanderlust Tips | Cinet

Comments are closed.