Những điều thú vị về tuyến đường sắt Siberia dài nhất thế giới

Tuyến đường sắt Siberia từ thủ đô Moscow đến Vladivostok, cũng là tuyến đường sắt xuyên lục địa Á – Âu, có chiều dài tới hơn 9.000km và trải qua 8 múi giờ. Và còn nhiều điều thú vị hơn nữa về tuyến đường này, cùng Wanderlust Tips khám phá qua 7 sự thật dưới đây.

1. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG KHÓ KHĂN

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 10 điều bạn chưa biết về tuyến đường sắt Siberia dài nhất thế giới

Năm 1916, bất chấp Chiến tranh thế giới thứ nhất và xung đột dân sự đã tàn phá hơn 60% mạng lưới đường sắt của Nga, trong đó có tuyến đường sắt Siberia vì vậy việc xây dựng tuyến đường này đã phải dừng lại.

Sau một thời gian, Ủy ban an toàn Siberia được thành lập để kiểm soát quá trình xây dựng. Kế hoạch xây dựng được dựa theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tài chính, S.U.Vitte và bản kế hoạch này lập tức được thông qua. Tuy nhiên, có một điều khoản nghiêm ngặt đã được đề ra, đó là “Tuyến đường sắt Sibiria vĩ đại chỉ được xây dựng bởi những người Nga và bằng trang thiết bị của nước Nga”. Và điều khoản này đã được tuân thủ.

Trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt Siberia, có rất nhiều kho than dự trữ được mở ra dọc tuyến đường. Cũng thời điểm này, nhiều nhà ga, tháp chứa nước, phân xưởng sửa chữa, nhà thờ, trường học và bệnh viện cũng được xây dựng. Phương châm chính trong công cuộc xây dựng là “Xây dựng vững chắc để không phải xây dựng lại”.

2. MỘT THÀNH PHỐ HUYỀN THOẠI BỊ ẨN

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 10 điều bạn chưa biết về tuyến đường sắt Siberia dài nhất thế giới

Ozero nghĩa là “hồ” nằm ngay bên ngoài thành phố Nizhny Novgorod (một thành phố diễn ra World Cup 2018), gần hồ Svetloyar. Ozero là nơi một số người Nga tin rằng đó là một “thành phố vô hình” ở Nga, đã bị chìm xuống hồ Svetloyar, giống như thành phố Atlantis cổ đại.

3. ĐI QUA THÀNH PHỐ ĐƯỢC ĐẶT THEO TÊN CỦA ĐẢNG BOLSHEVIK

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 10 điều bạn chưa biết về tuyến đường sắt Siberia dài nhất thế giới

Kirovsk, cách Moscow 917km và là ga đường sắt cực Bắc trên tuyến đường sắt Siberia. Thành phố được đặt theo tên của “cánh tay phải” đắc lực của Stalin, lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết – Sergei Kirov. Kirov lên dần qua các vị trí ở Đảng Cộng sản để trở thành người đứng đầu tổ chức đảng ở Leningrad.

Vào ngày 1/12/1934, Kirov bị một tay súng sát hại tại văn phòng ở Viện Smolny. Một số sử gia gán trách nhiệm vụ ám sát này cho Joseph Stalin, tuy nhiên không đủ bằng chứng để kết luận. Cái chết của Kirov là một trong những cái cớ của việc leo thang đàn áp các nhân tố bất đồng chính kiến với Đảng của Stalin, mà đỉnh cao là cuộc Đại thanh trừng vào cuối thập niên 1930, trong đó nhiều người Bolshevik cũ bị bắt, bị khai trừ khỏi đảng và bị xử tử. Các thành phố có tên gọi Kirov, Kirovohrad, Kirovakan và Kirovabad, cũng như một số thành phố có tên Kirovsk để tưởng niệm ông sau vụ ám sát. Sau khi Liên Xô tan rã thì Kirovakan và Kirovabad trở lại tên gọi cũ của chúng: Vanadzor và Ganja.

4. ĐIỂM DỪNG CHÂN CUỐI CÙNG TỪNG ĐÓNG CỬA ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 10 điều bạn chưa biết về tuyến đường sắt Siberia dài nhất thế giới

Nền kinh tế của thành phố Vladivostok đã tăng trưởng mạnh trong năm 1903, với việc hoàn thành các trạm cuối cùng của tuyến đường sắt Siberia kết nối Vladivostok đến Moskva và châu Âu. Tuy nhiên, những năm 1990, Vladivostok là một thành phố mà người nước ngoài rất khó để vào, và ngay cả những công dân Liên Xô cũng cần một số giấy phép đặc biệt để vào. Tổng thống Ford của Mỹ là một trường hợp ngoại lệ. Ông đã đến thăm thành phố vào năm 1974 để tham dự hội nghị thượng đỉnh vũ khí với Leonid Brezhnev – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.

 5. ĐI QUA TU VIỆN PHẬT GIÁO Ở NGA

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 10 điều bạn chưa biết về tuyến đường sắt Siberia dài nhất thế giới

Vào những năm 30 thế kỷ trước, dưới thời Xô Viết, tất cả các tu viện Phật giáo ở Buryatia đều bị đóng cửa và nhiều vị Lama bị bức hại. Hiện có một bảo tháp tại Ivolginsky Datsan, được xây dựng để tưởng niệm những vị Lama này. Tuy nhiên, sau Thế chiến thứ II, tình thế có nhiều thay đổi và Phật tử ở vùng đất này phần nào được tự do thực hành tín ngưỡng của họ. Và cũng chính vào thời kỳ này mà tu viện Ivolginsky được hình thành.

Tu viện Ivolginsky tọa lạc tại chân núi Khamar-Daban, gần ngôi làng Verkhnyaya Ivolga, cách thành phố Alan Ude – thủ phủ của Cộng hòa Buryatia (thuộc Nga) khoảng 23km. Tu viện này được xem là trung tâm văn hóa Phật giáo quan trọng nhất ở Nga.

6. TUYẾN ĐƯỜNG SẮT SIBERIA ĐI QUA 16 CON SÔNG LỚN

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 10 điều bạn chưa biết về tuyến đường sắt Siberia dài nhất thế giới

Tuyến đường sắt dài nhất thế giới đi qua 16 con sông lớn với những cái tên đáng chú ý như: Volga, Vyatka, Kama, Tobol, Irtysh, Ob, Tom, Chulym, Yenisei, Oka, Selenga, Zeya, Bureya, Amur, Khor và Ussuri. Trong đó, sông Amur là dài nhất với tổng chiều dài lên đến 4.444km, sông OB là con sông dài thứ 7 trên thế giới, sông Selenga chảy qua Mông Cổ và Nga trong khi Yenisei là hệ thống sông lớn nhất chảy vào Bắc Băng Dương.

7. ĐI QUA ĐƯỜNG HẦM DÀI HƠN 2000M

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips 10 điều bạn chưa biết về tuyến đường sắt Siberia dài nhất thế giới

Đường hầm của tuyến đường sắt Siberia dài nhất là đường hầm tại Tarmanchukan, được xây dựng vào năm 1915.  Điểm bắt đầu của đường hầm cách Moscow khoảng 8.140km và kết thúc cách 8.142km, tức là đường hầm dài khoảng 2.030m.

Wanderlust Tips | Cinet