Về miền Tây thưởng thức 5 món ăn có tên lạ lùng nhưng ngon tuyệt

Gỏi bồi bồi, bún kèn, xá bấu… là những món ăn có tên gọi lạ nhưng lại mang hương vị thơm ngon, độc đáo khiến nhiều người tò mò khi về thăm miền Tây.

Nếu như ẩm thực miền Bắc gây ấn tượng bằng sự tinh tế trong nguyên liệu, bày biện thì phương Nam lại khiến người ta tò mò từ ngay cái tên của món ăn. Nếu có dịp đến miền Tây thì bạn nhớ đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ăn mang đậm dấu ấn sông nước với những tên gọi lạ dưới đây.

XÁ BẤU MIỀN TÂY 

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Về miền Tây nhớ thưởng thức 5 món ăn có tên gọi lạ "say quên lối về"

Xá bấu làm từ nguyên liệu chính là củ cải kết hợp với đường và muối. Ngày nay, món ăn này được chế biến ở nhiều nơi và hầu như có mặt trong những ngày giỗ tết, đám cỗ của nhiều gia đình. Xá bấu có nguồn gốc từ người Hoa ở Bạc Liêu.  Xá bấu kết hợp với cháo trắng tuy dân dã nhưng lại khiến nhiều người khó quên.

Để làm xá bấu ngon đúng điệu, người ta chọn củ cải một cách kỹ càng, rửa sạch, ướp muối rồi đem phơi cho đến khi củ cải teo dần lại, có thể giữ được lâu. Xá bấu ăn beo béo, giòn giòn, dai dai, kèm thêm mùi thơm của củ cải cùng các vị chua, cay, mặn, ngọt của ớt, đường, giấm…

GỎI BỒN BỒN

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Về miền Tây nhớ thưởng thức 5 món ăn có tên gọi lạ "say quên lối về"

Bồn bồn vốn là loại cỏ mọc hoang ở vùng sông nước miền Tây. Những món ăn được làm từ bồn bồn nổi tiếng nhất vẫn là vùng đất Cái Nước ở Cà Mau. Sau khi mang cây bồn bồn về người ta sẽ bỏ lá, tách lấy phần lõi non trắng nõn bên trong. Thông thường, người chế biến sẽ trộn gỏi bồn bồn với tôm, thịt, tai heo hoặc một số loại hải sản khác. Món ăn này có vị giòn xốp của bồn bồn, vị ngọt thịt của hải sản và vị béo của thịt.

GỎI SẦU ĐÂU

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Về miền Tây nhớ thưởng thức 5 món ăn có tên gọi lạ "say quên lối về"

Sầu đâu (xoan) là loại cây hoang dã, có thân cao và thẳng, không kén đất, dễ trồng. Ở An Giang có món gỏi sầu đâu ngon nức tiếng. Người ta sử dụng lá non và hoa của cây sầu đâu để chế biến món ăn. Sau khi lấy sầu đâu, người ta rửa sạch, để ráo, cho vào nồi trụng với nước sôi cho bớt vị đắng. Sau đó, lại trộn tiếp các nguyên liệu như thịt ba rọi, tôm, dưa leo, xoài xanh cùng với nước mắm ớt pha chua, ngọt cho vừa khẩu vị.

BÚN KÈN

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Về miền Tây nhớ thưởng thức 5 món ăn có tên gọi lạ "say quên lối về"

Đây là một trong những món ăn ngon nức tiếng ở “đảo ngọc” Phú Quốc (Kiên Giang). Nếu như nước lèo bún kèn ở một số tỉnh miền Tây được nấu từ thịt cá lóc, thì nước lèo bún kèn Phú Quốc được nấu từ cá nhàu hoặc cá ngân đều là những loại cá biển có rất nhiều ở đảo. Người ta xay cá nhuyễn rồi mang đem đi xào với sả, ớt, tỏi… đến khi cá khô và thơm giòn. Sau đó cho nước cốt dừa, nước cá luộc đã lọc bỏ xương… rồi nêm nếm gia vị, nấu cho đến khi nước sền sệt là được. Gia vị nhất thiết phải có bột cà ri hoặc ngũ vị hương, nước cốt dừa.

BÁNH TAI YẾN

Tạp chí du lịch Wanderlust Tips | Về miền Tây nhớ thưởng thức 5 món ăn có tên gọi lạ "say quên lối về"

Thoạt đầu nghe tên bạn sẽ khó lòng hình dung được hình dáng, hương vị của món ăn này. Thực tế, món bánh tai yến được làm từ đường, nước cốt dừa, bột gạo, bột năng và sữa. Để tạo ra được chiếc bánh có hình nón úp ngược độc đáo thì người chế biến phải thật khéo léo và nhanh tay khi cho bột vào chảo dầu nóng. Khi chín, vành ngoài bánh giòn rụm, phần giữa bánh mềm mềm dai dai, rất thơm ngon.

Wanderlust Tips | Cinet

Comments are closed.